Đoàn kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành kiểm tra tại 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, lấy các mẫu thực phẩm và giao Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia để kiểm nghiệm.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thực hiện Quyết định số 528/QĐ-ATTP ngày 31/7/2018 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Đoàn kiểm tra số 2 do bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn phối hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã kiểm tra việc thực hiện công tác hậu kiểm tại tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương từ ngày 1/8 đến ngày 9/8/2018.
Bà Trần Việt Nga, Cục phó Cục An toàn thực phẩm kiểm tra thực hiện hậu kiểm an toàn thực phẩm tại Hưng Yên và Hải Dương
Đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương để kiểm tra việc tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch số 315/KH-BCĐTƯATTP ngày 16/4/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2018; Kế hoạch số 402/KH-BYT ngày 10/5/2018 của Bộ Y tế về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế năm 2018.
Bà Trần Việt Nga, Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung và công tác hậu kiểm nói riêng của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương đã triển khai trong thời gian qua tại địa phương. Bà Trần Việt Nga cũng nhấn mạnh trách nhiệm và nội dung triển khai công tác hậu kiểm của địa phương. Hậu kiểm đối với cở sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn về tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm (tập trung hậu kiểm sản phẩm doanh nghiệp tự công bố, đăng ký bản công bố tại địa phương); hậu kiểm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
“Chúng tôi đã phối hợp với Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra tại 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, lấy các mẫu thực phẩm và giao Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm”, bà Nga cho biết.
Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra còn thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, trách nhiệm của cơ sở/người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân nâng cao ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Bạn đang đọc bài viết Kiểm tra về hậu kiểm an toàn thực phẩm tại Hưng Yên và Hải Dương tại chuyên mục An toàn thực phẩm của phunuvietnam.vn. Bạn có thể Cùng làm báo với chúng tôi bằng cách gửi tin, bài, ảnh, video hoặc ý kiến chia sẻ, phản hồi về
Bữa ăn của phụ nữ sau sinh cho con bú rất cần được bổ sung chấp đạm, chất béo để giúp cho việc tạo sữa và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, có một số thực phẩm mà sản phụ ở cữ cần kiêng.
Người Hồi giáo dùng thức ăn Halal để tuân theo giáo lệnh trong Kinh thánh Qur’an. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực phẩm Halal còn có rất nhiều lợi ích khác, được coi là tốt cho sức khỏe cho tâm trí và cơ thể.
Một trong những biện pháp giúp phụ nữ có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú là bổ sung 16 thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lành mạnh của mình.
Chiều 22/2, tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên và phát động hưởng ứng Tết trồng cây tại quê hương Bác Hồ.
Người tiêu dùng (NTD) khi ra chợ, vào siêu thị đã quan tâm và thường xuyên hỏi nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm ở đâu. Điều đó cho thấy ý thức của người dân đã nâng cao lên rất nhiều - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.
Theo thống kê sơ bộ, sau khi thực hiện giám sát tối cao về an toàn thực phẩm, số vụ vi phạm an toàn thực phẩm đã giảm 38% và số người bị ngộ độc thực phẩm giảm 26%.
Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về vấn nạn đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về mức độ an toàn thực phẩm tại Ấn Độ.
Ngoài công việc chính là một nhà thiết kế áo dài và đạo diễn sân khấu nổi tiếng, Nhật Dũng còn có tài nội trợ với danh sách những món ăn vùng miền rất đặc trưng.
* Xin vui lòng viết tiếng Việt có dấu!