Cà phê: Tốt nhất bạn không nên uống cà phê khi thấy không khỏe hoặc đau bụng vì cà phê có tính lợi tiểu và sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Không đủ nước khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc chống chọi với virus và các vi sinh vật khác. Caffeine cũng khiến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa trầm trọng hơn.
Nước cam: Bạn không nên uống nước cam khi ốm vì nó có chứa nhiều đường, có thể khiến bạch cầu giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh. Tránh uống nước cam khi bạn bị ho, đau họng hoặc cảm lạnh vì nước cam có thể gây tổn thương họng.
Bánh kẹo: Đường tinh luyện có thể làm giảm khả năng kháng khuẩn của bạch cầu. Một vài giờ sau khi ăn bánh, kẹo hoặc đồ ngọt khác, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh khiến bạn ốm.
Sữa: Nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, hãy tránh uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa vì chúng khiến cơ thể tiết nhiều dịch nhầy và đờm dãi hơn. Những món ăn vặt cứng và giòn: Tránh ăn những món ăn vặt như khoai tây chiên hay bánh mì giòn vì cấu trúc thô ráp của chúng có thể gây tổn thương họng bạn khi đang sưng đau, khiến bạn lâu khỏi ốm hơn.
Đồ ăn đóng hộp: Nhiều người sống một mình thường chọn đồ ăn đóng hộp khi quá mệt mỏi và không thể nấu nướng lúc ốm. Tuy nhiên, chúng thường chứa một lượng muối lớn, khiến tình trạng viêm của cơ thể nặng hơn. Đồ uống có cồn: Cồn sẽ khiến bạn mất nước và có thể ảnh hưởng tới các loại thuốc mà bạn sử dụng, gây tổn hại dạ dày và gan.
Nước ngọt: Lượng đường cao trong các loại nước ngọt sẽ khiến cơn đau bụng hay tình trạng tiêu chảy của bạn nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc, nước điện giải hoặc các loại súp vị nhạt để bổ sung nước cho cơ thể.
Bạn đang đọc bài viết Tránh dùng các món ăn, đồ uống này khi ốm tại chuyên mục An toàn thực phẩm của phunuvietnam.vn. Bạn có thể Cùng làm báo với chúng tôi bằng cách gửi tin, bài, ảnh, video hoặc ý kiến chia sẻ, phản hồi về
Tập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới BRF của Brazil ngày 13/2 đã ra thông báo thu hồi hơn 464 tấn thịt gà do nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn salmonella.
Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thì “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự”.
Bạn đã quá ngán những thực phẩm ngày Tết như bánh chưng, giò, thịt gà, trái cây…? Một số mẹo dưới đây của chuyên gia ẩm thực sẽ giúp bạn bảo quản thức ăn lâu hơn và biến chúng thành những món ăn mới lạ, hấp dẫn.
Bạn đã bắt đầu thấy sợ các món bánh chưng, thịt gà, giò chả ngày Tết? Hãy đổi món bằng một nồi bún ốc với nước dùng chua thanh dấm bỗng hòa quyện vị béo ngậy của từng con ốc để giải ngấy cho cả gia đình. Tham khảo công thức ‘chuẩn Hà Nội’ của food blogger Hà Ly.
Có những thực phẩm kỵ kết hợp cùng nhau, vì các thực phẩm này khi cho vào nấu chung sẽ có các phản ứng hóa học khiến thực phẩm không còn công dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Từ bao đời nay, đồng bào Mường vùng Tây Bắc gìn giữ những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và được thể hiện sinh động trong dịp Tết đến xuân về. Nếu ai đó có dịp “phượt” Tết để khám phá vẻ đẹp Tây Bắc, nên dừng chân ở các bản Mường để thưởng thức các món ăn đậm đà dư vị của đồng bào Mường.
Vào kỳ nghỉ Tết, nhiều bạn trẻ ở miền Nam thường chọn chuyến đi “phượt” dài ngày. Họ tìm kiếm những trải nghiệm thú vị và thưởng thức các món ăn mới. Hãy “bỏ túi” các địa điểm ăn uống nổi tiếng tại Đà Lạt vào dịp xuân mới.
* Xin vui lòng viết tiếng Việt có dấu!