Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Brookings (Mỹ): Trong khi những sinh viên tốt nghiệp đại học, sinh ra từ các gia đình nghèo, có cơ hội tìm được công việc tốt, cho thu nhập cao đạt khoảng 91% so với những người chỉ có bằng tốt nghiệp trung học; Thì con số này ở những sinh viên được sinh ra từ những gia đình thượng lưu là 162%.
Tại sao có sự khác biệt này? Các nhà nghiên cứu của Brookings đã chỉ ra nguyên nhân chính là bởi sự chênh lệch về nguồn lực gia đình trong thời thơ ấu và chất lượng những trường đại học mà sinh viên có thu nhập thấp tham dự. Học sinh con nhà nghèo đã là những đứa trẻ bị thua thiệt, thường chỉ nhận được một “nền giáo dục” thấp hơn so với các đồng nghiệp giàu có của họ.
Trong thực tế, ngay từ khi còn là đứa trẻ, những sinh viên con các gia đình có điều kiện, học vấn cao đã luôn nhận được sự đầu tư thời gian, tiền bạc, các cơ hội để phát triển tốt hơn. Khi trưởng thành, vào trường Đại học, họ có cơ hội để chọn những trường tốt nhất (tương đương với sự đắt đỏ), được tập trung vào học tập, nghiên cứu.
Họ có điều kiện về thời gian, tiền bạc để tham gia thường xuyên vào các lĩnh vực: sáng tạo (chơi trong dàn nhạc), thể thao (bóng đá, bóng rổ) và các hoạt động tình nguyện, thực hành trở thành nhà lãnh đạo trẻ, tăng các cơ hội tiếp cận với các vị trí thực tập kinh doanh, trợ lý nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khoa học… Trong khi đó, trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, có thu nhập thấp hiển nhiên là bị thiệt thòi hơn rất nhiều.
Trong thực tế, ngay từ khi còn là đứa trẻ, những sinh viên con các gia đình có điều kiện, học vấn cao đã luôn nhận được sự đầu tư thời gian, tiền bạc, các cơ hội để phát triển tốt hơn. Khi trưởng thành, vào trường Đại học, họ có cơ hội để chọn những trường tốt nhất (tương đương với sự đắt đỏ), được tập trung vào học tập, nghiên cứu.
Con nhà giàu có nhiều cơ hội hơn để thực hành trở thành nhà lãnh đạo trẻ |
Mặc dù việc “gia đình nghèo cố gắng cho con vào Đại học, như là một cách để giúp thoát khỏi đói nghèo, chống bất bình đẳng thu nhập, và tăng tính di động xã hội… nhưng trong thực tế, con nhà nghèo sẽ thường chỉ tính đến khả năng tham dự được các trường Đại học xếp hạng thấp hơn so với sinh viên con nhà giàu có (bởi chi phí rẻ hơn).
Trong quá trình đi học, thông điệp mà con nhà nghèo thường nghe đến đó là "thông minh, làm việc thêm chăm chỉ và có được điểm tốt”. Việc chi trả cho các hoạt động ngoại khóa là trở ngại. Họ cần phải cân nhắc về chi phí. Khi họ tránh tham gia vào các hoạt động như vậy ở trường, họ đã bị bỏ lỡ cơ hội kết nối xã hội với các đồng nghiệp - các kết nối thường xuyên được coi là chứng minh hữu ích cho việc phát triển sự nghiệp, kiếm tiền sau này của mình.
Có nhiều sinh viên con nhà nghèo, đã phải làm việc trong suốt năm học để có tiền giúp trang trải các chi phí giáo dục đại học của họ. Điều này cũng đặt họ vào thế bất lợi trong việc đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp, dẫn đến việc giảm thu nhập suốt đời của họ. Khi ra trường, đi làm, thông thường con nhà giàu thường có xu hướng thành công và kiếm tiền giỏi hơn hẳn con nhà nghèo.
Sớm đi làm thêm để kiếm tiền khiến con nhà nghèo bỏ lỡ nhiều cơ hội để nghiên cứu, học tập tại trường. |
Có nhiều sinh viên con nhà nghèo, đã phải làm việc trong suốt năm học để có tiền giúp trang trải các chi phí giáo dục đại học của họ. Điều này cũng đặt họ vào thế bất lợi trong việc đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp, dẫn đến việc giảm thu nhập suốt đời của họ. Khi ra trường, đi làm, thông thường con nhà giàu thường có xu hướng thành công và kiếm tiền giỏi hơn hẳn con nhà nghèo.