pnvnonline@phunuvietnam.vn
5 quan điểm sai lầm về viêm phế quản thường gặp
1. Viêm phế quản là bệnh lý do lạnh
Sai lầm vềviêm phế quản đầu tiên mà rất nhiều người mắc phải đó chính là quan niệm cho rằng viêm phế quản là một bệnh lý xảy ra do lạnh. Do đó, khá nhiều người chủ quan cho rằng các biểu hiện triệu chứng của viêm phế quản là tình trạng bình thường của cơ thể khi thay đổi thời tiết.
Tuy nhiên trên thực tế, thời tiết lạnh chỉ là một trong các nguyên nhân không phổ biến gây nên viêm phế quản, mà nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm phế quản ghi nhận là vi khuẩn và virus (trong đó virus là tác nhân gây bệnh thường gặp hơn). Do vậy có thể khẳng định quan điểm viêm phế quản là một bệnh lý do lạnh là một sai lầm về viêm phế quản hết sức nghiêm trọng.
2. Viêm phế quản chỉ xảy ra ở trẻ em
Nhiều người cho rằng, viêm phế quản là bệnh lý chỉ gặp ở trẻ em mà không gặp ở người lớn. Nhưng trên thực tế thì đây lại là một quan niệm sai lầm về viêm phế quản rất nghiêm trọng.
Bởi viêm phế quản là một bệnh lý ở hô hấp xuất hiện với tỷ lệ mắc khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau, không phân biệt giới và không có giới hạn tuổi tác. Tuy nhiên, trẻ em và người già thường là những đối tượng dễ mắc viêm phế quản hơn bởi hệ miễn dịch yếu, khả năng chống chọi với nguyên nhân gây bệnh kém.
3. Viêm phế quản cần phải được điều trị bằng kháng sinh
Một quan điểm sai lầm khác về viêm phế quản chính là quan điểm cho rằng viêm phế quản cần thiết phải được điều trị bằng kháng sinh mới có thể hết bệnh.
Nhưng chúng ta cần biết rằng, nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là do tác nhân virus (chiếm đến khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh). Do đó, việc sử dụng kháng sinh (thuốc có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm vi khuẩn) là điều không cần thiết ở những bệnh nhân mắc viêm phế quản đơn thuần.
Kháng sinh chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có các dấu hiệu của bội nhiễm xảy ra như ho khạc kéo dài, bệnh diễn tiến kéo dài, thay đổi màu sắc đờm,...
Vì vậy, để tránh hậu quả do sai lầm về viêm phế quản trong việc sử dụng kháng sinh điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ đưa ra.
4. Viêm phổi nghiêm trọng hơn viêm phế quản
Lâu nay, có nhiều ý kiến cho rằng viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm hơn so với viêm phế quản rất nhiều, điều này làm cho nhiều người bệnh chủ quan hơn với viêm phế quản. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm về viêm phế quản rất nghiêm trọng.
Bởi viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý khác nhau trên đường hô hấp, khác nhau về cơ chế bệnh sinh, tổn thương, và khác nhau cả về biểu hiện. Viêm phế quản vẫn có thể gây những biến chứng hết sức nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như bội nhiễm, hen phế quản, COPD,...
Vì vậy người bệnh nên tránh sai lầm về viêm phế quản cho rằng viêm phế quản là bệnh lý nhẹ hơn so với viêm phổi.
5. Viêm phế quản sẽ tồn tại suốt đời
Do viêm phế quản và hen suyễn có những biểu hiện khá tương tự với nhiều bệnh hô hấp khác nhau (nhất là với hen phế quản), nên nhiều người cảm thấy rất lo sợ khi nghĩ rằng viêm phế quản là bệnh lý sẽ tồn tại suốt đời.
Nhưng điều này là một quan niệm sai lầm về viêm phế quản. Bởi viêm phế quản hoàn toàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Điều quan trọng là bệnh nhân phải phát hiện và điều trị sớm theo đúng phác đồ .
Trên đây là những quan điểm sai lầm về viêm phế quản mà rất nhiều người thường hay mắc phải hiện nay. Do đó, để tránh gặp phải những sai lầm về viêm phế quản, hãy trao đổi với bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp kịp thời các thắc mắc của bản thân về bệnh lý mà mình đang mắc phải.
Nguồn dịch: http://rmbronchitis.com/myths-misconceptions-bronchitis/