pnvnonline@phunuvietnam.vn
7 dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn, nhất là dấu hiệu số 4
1. Gia tăng tình trạng khó thở là dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn thường gặp nhất
Khó thở thường xuyên và trầm trọng hơn là 1 dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn điển hình nhất. Nếu việc leo cầu thang cũng khiến bạn thở dốc, khó thở thì điều đó có thể cho thấy tình trạng của bạn đang xấu đi.
Nếu tình trạng khó thở chỉ gia tăng nhẹ, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần đến phòng cấp cứu hoặc nhập viện.
2. Thở khò khè
Việc thu hẹp đường thở có thể gây ra tiếng khò khè, tiếng rít khi bạn thở. Tuy nhiên, không phải ai bị COPD cũng thở khò khè. Trong một nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 38% những người bị COPD có triệu chứng thở khò khè.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, thở khò khè có liên quan đến các dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn, nhiều đợt cấp hơn và chức năng phổi kém hơn.
Tình trạng thở khò khè cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đợt cấp COPD sắp xảy ra. Nếu bạn thấy triệu chứng thở khò khè đến rất nhanh và liên tục thì nên được chăm sóc y tế ngay lập tức .
3. Tính chất đờm nhầy thay đổi
Sự thay đổi trong đờm thường là một trong những dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn đầu tiên. Nếu lượng đờm tăng lên, màu sắc đờm chuyển từ trong sang vàng hoặc xanh lá cây, thì chứng tỏ bệnh COPD đang ngày càng trầm trọng. Sự thay đổi màu sắc có thể báo hiệu phổi đã bị nhiễm trùng.
4. Ho trầm trọng hơn
Quan sát và lưu ý đến các cơn ho là cách dễ dàng và đơn giản để bạn nhận biết dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn. Nếu bạn thấy cơn ho nặng hơn và thường xuyên hơn, đặc biệt là ho kéo dài trong vài tuần thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám.
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh vùng ngực. Hình ảnh chụp X-quang có thể thấy các dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn. Ho nhiều hơn hoặc đau ngực có thể là do một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như vấn đề với tim của bạn. Việc thăm khám kịp thời không chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng COPD tốt hơn, nó còn giúp phát hiện và ngăn chặn các biến chứng, các bệnh đồng mắc hiệu quả.
Xem thêm:
> Ứng dụng chụp X-quang và CT-scaner trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" data-rel="follow" style="text-align: justify; background-color: rgb(255, 255, 255);">>> Ứng dụng chụp X-quang và CT-scaner trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
5. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Hầu hết các bệnh nhân mắc COPD luôn cảm thấy mệt mỏi. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì căn bệnh hô hấp này vốn ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Thực tế là cơ thể của bệnh nhân COPD phải làm việc chăm chỉ hơn những người khỏe mạnh, sử dụng nhiều năng lượng hơn để hít thở.
Mặt khác, việc hô hấp khó khăn khiến máu không nhận đủ oxy và không thải hết CO2 cũng khiến các cơ quan trì trệ hơn, hoạt động kém hơn. Mệt mỏi trong COPD cũng có thể do tình trạng viêm lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.
6. Sưng phù chân là dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn nguy hiểm
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân COPD có thể bị phù nề ở mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, việc giữ nước này có thể khiến bệnh nhân tăng cân đột ngột từ 2 - 6kg.
Nguyên nhân gây phù nề này là do tăng áp động mạch phổi. Tình trạng này xảy ra bởi sự kết hợp của các yếu tố: không đủ oxy, tình trạng viêm và áp lực cao lên các mạch ở phổi và bên phải tim.
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng tăng áp động mạch phổi có liên quan đến việc giảm tuổi thọ.
7. Cảm thấy choáng khi thức dậy
Khi bệnh COPD tiến triển, bệnh nhân bắt đầu nhận được ít oxy hơn vào ban đêm. Biểu hiện là họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chệnh choạng khi vừa thức dậy.
Việc thiếu oxy có thể là dấu hiệu bệnh COPD trở nên nặng hơn, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn nhịp thở trong giấc ngủ là một bệnh thường mắc kèm theo COPD và cần được điều trị để tránh các đợt cấp.
Nguồn tham khảo: https://www.everydayhealth.com/copd/signs-your-copd-getting-worse/