pnvnonline@phunuvietnam.vn
8 cách quản lý huyết áp ở người cao tuổi luôn ổn định và an toàn
Như các bạn đã biết, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thường gặp nhiều nhất chính là đột quỵ.
Do đó, việc quản lý huyết áp ở người cao tuổi nói riêng, và các độ tuổi khác nói chung là việc vô cùng quan trọng. Người cao tuổi bị huyết áp cao có nguy hiểm không? Làm thế nào để quản lý tình trạng huyết áp của người già tốt nhất? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Huyết áp cao xảy ra khi áp lực dòng máu trong động mạch tăng lên trong thời gian dài. Đối với người cao tuổi sức khỏe thường bị suy giảm, mắc nhiều bệnh nền... do đó khi bị cao huyết áp lại càng thêm nguy hiểm hơn.
Để tránh được những biến chứng nguy hiểm trên. Cách tốt nhất chính là quản lý huyết áp ở người cao tuổi nói riêng và các độ tuổi khác nói chung ở mức ổn định.
Nhưng điều này không phải ai cũng biết, đừng lo lắng quá, bạn có thể đọc và tham khảo một số gợi ý dưới đây để có biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán bị huyết áp cao, rất có thể bạn cần phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh cũng là một trong những cách quản lý huyết áp ở người cao tuổi nói riêng và các độ tuổi khác nói chung. Dưới đây là 8 phương pháp giúp bạn quản lý huyết áp ở người cao tuổi, cũng như phòng ngừa đột quỵ mà không cần dùng đến thuốc.
1. Giảm cân là cách quản lý huyết áp ở người cao tuổi tốt nhất
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến cho người cao tuổi bị tăng huyết áp. Không chỉ tăng huyết áp, thừa cân còn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn hô hấp khi ngủ, khiến huyết áp tăng cao. Do đó, giảm cân được biết đến là một trong những cách kiểm soát huyết áp tốt nhất hiện nay đối với người cao tuổi bị cao huyết áp.
2. Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho người bị huyết áp cao. Bởi việc hoạt động thể chất thường xuyên (chỉ cần 30 phút mỗi ngày) sẽ giúp cho huyết áp của bạn giảm từ 5 đến 8 mmHg, đưa huyết áp về mức an toàn và ổn định hơn.
Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì tập luyện thường xuyên, bởi dừng tập thể dục hoặc tập không đều đặn sẽ làm cho huyết áp tăng trở lại. Hiện nay có rất nhiều bài tập thể dục khác nhau, bạn có thể chọn cách thức tập phù hợp với sức khỏe của mình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, khiêu vũ,...
Người cao tuổi bị cao huyết áp có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Điều trị tăng huyết áp tại nhà như thế nào? Cần lưu ý gì?
3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách duy trì chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau, củ, quả và các sản phẩm được làm từ sữa ít béo. Nói không với các chất béo bão hòa và cholesterol bởi những chất này có thể làm giảm tới 11mmHg ở người bị bệnh cao huyết áp.
Mặc dù, thói quen ăn uống là điều khó thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt, thì việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh lại trở thành yếu tố bắt buộc. Hãy cố gắng ăn những thực phẩm giàu kali, cũng như đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi quyết định mua sắm. Có như vậy mới có thể tuân thủ theo kế hoặc ăn uống lành mạnh đã vạch ra từ trước đó.
4. Giảm Natri trong chế độ ăn uống
Khi giảm natri trong chế độ ăn uống, không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe của tim mạch mà huyết áp của bạn cũng luôn được ổn định và ở mức an toàn. Thực tế, tác dụng của natri đối với huyết áp của mỗi người là khác nhau.
Mỗi ngày bạn nên sử dụng không quá 2.300 mg Natri, mức độ lý tưởng là khoảng dưới 1.500 mg. Cách tốt nhất để giảm natri trong chế độ ăn chính là chú ý ăn ít thực phẩm chế biến sẵn, đừng cho quá nhiều muối vào các món ăn hàng ngày.
5. Hạn chế uống rượu bia
Tuy phụ nữ uống 1 ly rượu vang, đàn ông là 2 ly rượu vang mỗi ngày có thể giúp huyết áp giảm. Nhưng không phải vì thế mà bạn lợi dụng điều này.
Thói quen lạm dụng uống quá nhiều rượu cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng vọt, khó kiểm soát. Không những thế uống rượu bia còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Do đó, nếu không thể từ chối thì tốt nhất bạn nên sử dụng hạn chế ở mức thấp nhất.
6. Tránh xa thuốc lá
Khoa học đã chứng minh những người không hút thuốc có tuổi thọ dài hơn người hút thuốc và những người thường xuyên ngửi mùi thuốc lá. Mỗi điếu thuốc lá bạn hút sẽ khiến cho huyết áp tăng trong nhiều giờ. Khi bạn bỏ được thuốc lá sẽ giúp huyết áp trở lại bình thường.
Tránh xa thuốc lá sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể hiệu quả nhất.
Thuốc lá được biết là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp, vậy Cao huyết áp do hút thuốc lá và uống rượu bia: Những nguyên nhân có thể tự điều chỉnh.
7. Giảm Stress
Căng thẳng (stress) mãn tính sẽ làm cho huyết áp tăng cao. Để giảm căng thẳng hiệu quả, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng và loại bỏ chúng. Nếu không thể loại bỏ được hoàn toàn, bạn có thể hạn chế bằng cách tập trung vào một việc bạn cảm thấy yêu thích. Tránh các tác nhân gây căng thẳng như: tham gia giao thông vào giờ cao điểm,…
8. Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và khám sức khỏe định kỳ
Đo huyết áp tại nhà không chỉ giúp bạn quản lý huyết áp ở người cao tuổi tốt hơn. Mà còn giúp bạn giảm các nguy cơ gây bệnh khác. Tương tự việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một trong những cách tốt nhất để ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.
Qua những thông tin trong bài đã giúp bạn biết cách quản lý huyết áp ở người cao tuổi. Cũng như phòng ngừa những biến chứng do bệnh này gây ra một cách tốt nhất. Hãy kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt nhất cho mình và người thân.