9 điều sếp của bạn không làm và bạn cũng nên như vậy

NGUYỄN HƯỜNG
04/06/2022 - 12:00
9 điều sếp của bạn không làm và bạn cũng nên như vậy
Có những thói quen xấu bạn có thể đang làm và cần sớm loại bỏ để gây ấn tượng với cấp trên, mở ra cho mình con đường thăng tiến.

1. Gửi Email dài dòng

Email cần ngắn gọn và súc tích. Hãy viết những câu ngắn gọn, tập trung vào nội dung chính thay vì giải thích quá chi tiết, dài dòng về nhiệm vụ cần được thực hiện thế nào. Người nhận thư không chỉ đánh giá cao tính chính xác của email bạn gửi mà bản thân bạn còn có thể tiết kiệm thời gian.

2. Thụ động

Đừng ngại lên tiếng khi bạn cần hỗ trợ hoặc có ý tưởng cần chia sẻ. Sự thụ động thực sự là nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót. Khi bạn luôn im lặng, không dám chủ động nói ra ý kiến của mình, bạn đang dần đánh mất cơ hội phát triển. Đừng đứng đó để người khác làm mọi thứ theo cách của họ. Hãy lên tiếng và tạo ra một sự thay đổi hiệu quả.

3. Thay "Không" bằng "Không bao giờ"

Đôi khi câu trả lời “không” chỉ đơn giản có nghĩa là “không phải bây giờ” thời điểm chưa chín muồi để bắt đầu một dự án cụ thể hoặc thực hiện một ý tưởng mới nào đó.

Hãy rèn luyện tính kiên trì vượt qua tình huống khó khăn có nghĩa là bạn có đủ quyết tâm để vượt qua chúng. Khi bạn đã nỗ lực để đưa ra một ý tưởng, việc bạn có thực hiện thành công hay không là điều ít quan trọng hơn.

4. Không bao giờ nghĩ đến sự cạnh tranh

Hãy luôn học hỏi, cập nhật kỹ năng của mình không chỉ để vươn lên trước các đối thủ khác mà còn để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của bạn. Bạn cần biết những gì đối thủ cạnh tranh đang làm để vượt qua hoặc lấp đầy những khoảng trống là điểm yếu của đối thủ; liên tục đào sâu suy nghĩ để đưa ra các sản phẩm, kế hoạch hoặc dịch vụ mới vượt trội.

5. Không lập kế hoạch cho tương lai

Lập kế hoạch cho tương lai sẽ giúp bạn tránh được một số cạm bẫy lớn trong nghề nghiệp. Đó có thể là việc tính toán trước để hạn chế, ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc; tưởng tượng các tình huống có thể mang lại thành công như chuẩn bị yêu cầu tăng lương, thăng chức. Lập kế hoạch cho tương lai giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và tầm nhìn xa để phát triển sự nghiệp.

6. Sợ làm lãnh đạo

Trên thực tế, sếp của bạn đã đi lên từng bước để có được vị trí ngày hôm nay. Hãy trau dồi các phẩm chất của niềm đam mê, sự trung thực và tôn trọng trong hành trình của mình để có thể trở thành người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình: "Những phẩm chất nào khiến họ có thể trở thành người lãnh đạo như ngày hôm nay?"

7. Không chủ động

Chủ động ở nơi làm việc có nghĩa là bạn nhận thức rằng mình chính là người mở ra con đường dẫn đến thành công của bạn. Bạn nhận thức sâu sắc các cánh cửa cơ hội khi chúng mở ra hay đóng lại.

Hãy viết ra nơi bạn thấy mình trong 2 hoặc 3 năm tới. Có phải là vị trí quản lý không? Hay bạn muốn ở một nơi khác, trong một lĩnh vực khác? Bạn cần thực hiện những bước nào để đạt được điều đó? Hãy viết ra và hành động ngay.

8. Suy nghĩ tiêu cực

Có lẽ ai cũng từng được nghe lời khuyên này, rằng hãy suy nghĩ tích cực hơn song đó hoàn toàn là điều hữu ích, không hề sáo rỗng. Suy nghĩ của bạn thúc đẩy hành động của bạn và suy nghĩ tích cực thúc đẩy hành vi và hành động tích cực. Không có lý do gì để chúng ta không suy nghĩ tích cực. Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ đến với mình nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ đối mặt.

9. Bỏ lỡ những chi tiết nhỏ nhất

Điểm mấu chốt thường lại nằm trong những chi tiết nhỏ. Việc chú ý tới cả các chi tiết sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những cơ hội khi chúng đến và tránh để xảy ra những sai lầm tốn kém.

Với các doanh nghiệp, việc quan tâm tới các chi tiết có thể giúp doanh nghiệp không bị mất khách hàng. Điều này cần được trau dồi theo thời gian và thông qua thực hành. Bạn sẽ thấy nhiều lỗi hơn được phát hiện sớm hơn và được sửa chữa trước khi gây ra lỗi lớn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm