An Giang: Khởi sắc những làng đồng bào dân tộc Chăm

24/05/2021 17:02
Ảnh minh họa: ST

Ảnh minh họa: ST

Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh An Giang đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đất, nhà ở, vố cho người dân. Nhờ đó mà bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm An Giang được phát triển, khởi sắc.

Cụ thể, chính quyền tỉnh An Giang đã hỗ trợ đất, nhà ở cho gần 300 hộ dân, xây mới 852 căn nhà theo Chương trình 134, 135, cất 223 căn nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ trên 6,3 tỉ đồng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh… Nhờ những chính sách này mà bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm An Giang được phát triển, khởi sắc.

Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm trong tỉnh có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước và trên 93% hộ được lắp đặt điện kế và nước sạch sinh hoạt. Đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoàn toàn. 8 xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 187 hộ, chiếm 5,7%. Có trên 2.623 hộ, 8 ấp, 4 xã có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống đạt danh hiệu văn hóa...

An Giang: Khởi sắc những làng đồng bào dân tộc Chăm - Ảnh 1.

Chị Zây Mah, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong,thị xã Tân Châu, An Giang, giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm

Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, ông Haji Jacky, cho biết: Đồng bào Chăm ở An Giangsống tập trung ở 9 làng thuộc các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành và Thị xã Tân Châu.Có trên 17.000 người theo đạo Hồi giáo, sinh hoạt ở 12 thánh đường và 16 tiểu thánh đường. Từ đầu năm đến nay, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh đã vận động các tổ chức trên 4,8 tỉ đồng phát quà cho các em học sinh, xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ tín đồ khó khăn. "Nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, nên nay cuộc sống của đồng bào Chăm ở đây đã ổn định và ngày càng sung túc. Người Chăm An Giang đã có những khởi sắc tốt đẹp, cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Đó là điều rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn hỗ trợ giữ gìn và phát huy những đặc sắc văn hóa dân tộc Chăm, tổ chức giao lưu thể thao, văn nghệ với các dân tộc khác trong tỉnh", ông Haji Jacky nói.

Làng Chăm tỉnh An Giang ngày nay đã khởi sắc. Ông A Ly, Giáo cả thánh đường Mukarromah (xã Khánh Bình,huyện An Phú, An Giang), cho biết: "Đồng bào Chăm ở đây được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, được hỗ trợ và tạo điều kiện để xóa đói giảm nghèo, được tự do hành lễ theo quy định của Hồi giáo. Đồng bào còn được chính quyền địa phương và ngành chức năng giúp đỡ trong việc xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Xã có cả đội bóng đá, đội bóng chuyền, đội văn nghệ… Hơn nữa, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện đưa tiếng nói và chữ viết Chăm vào chương trình dạy song ngữ của trường tiểu học, giúp con em đồng bào Chăm được học tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Nhiều em đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trở về phục vụ địa phương".

An Giang: Khởi sắc những làng đồng bào dân tộc Chăm - Ảnh 2.

Phụ nữ dân tộc Chăm ở An Giang

Còn anh Sa Ma Êl ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, An Giang) là nông dân sản xuất giỏi 5 năm liền. Gia đình anh vừa làm ruộng, vừa chăn nuôi bò, dê, mỗi năm lãi khoảng hơn 200 triệu đồng. Anh Sa Ma Êl cho biết: "Năm nay tôi mừng lắm vì thấy bà con trong xóm mình không còn khó khăn, mấy cháu trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Tôi có 5 người con, trong đó một đứa đã học xong đại học và đang làm việc ở TP. Hồ Chí Minh. Những người con còn lại đều đã lập gia đình, họ đều theo gương cha mẹ, cố gắng làm ăn nên có cuộc sống khấm khá".

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Men Pholly cho biết: "Thời gian qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình 135, chương trình 134, chương trình cho vay ưu đãi, hỗ trợ giáo dục và đầu tư điện, đường, trường, trạm…tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Chăm. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu, rất cần đồng bào phấn đấu vươn lên làm giàu, giảm nghèo nhanh và bền vững. Các vị chức sắc, giáo cả, người có uy tín cần phát huy vai trò hướng dẫn, vận động bà con tín đồ tiếp tục chấp hành pháp luật, tạo điều kiện cùng nhau thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.