pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ăn măng không đúng cách có nguy cơ bị mờ mắt
Ai nên ăn măng?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, giảng viên Bộ môn Công nghệ Sinh học (Đại học Công nghiệp TPHCM), cho biết, chất oxy hóa có trong măng tre sẽ giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư ở nhiều người. Chất phytosterol tự nhiên bên trong măng tre cũng sẽ ức chế sự phát triển và đột biến của các tế bào khối u.
Người thường xuyên táo bón: Măng rất giàu chất xơ thực vật, có thể thúc đẩy nhu động, giảm áp lực đường ruột, tạo điều kiện bài tiết phân nên trị táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột kết hiệu quả.
Người muốn giảm cân: Măng có hàm lượng calo thấp, cũng rất giàu chất xơ. Chất xơ vừa giúp thỏa mãn cơn đói, lại có thể hấp thụ chất béo trong thức ăn, làm giảm sự hấp thụ và tích tụ chất béo trong niêm mạc đường tiêu hóa, giúp làm giảm cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.
Người mắc các vấn đề hô hấp: Măng rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, măng cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.
Người bị "3 cao": Măng ít đường, ít chất béo, là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân bị mắc "3 cao" – cao huyết áp, đường máu cao, mỡ máu cao. Hàm lượng kali trong măng cao, có thể điều hòa huyết áp. Măng còn làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo và calo không đáng kể. Chất xơ cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ai không nên ăn măng?
Trẻ vị thành niên: Trẻ vị thành niên cần một lượng lớn canxi trong quá trình phát triển của xương, mà oxalate trong măng lại ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, không nên ăn măng thường xuyên, nếu không sẽ làm chậm sự tăng trưởng.
Ngoài ra, acid oxalic trong măng cũng sẽ cản trở sự hấp thụ và sử dụng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.
Người mắc các bệnh về đường tiết niệu, thận: Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu không nên ăn nhiều măng, vì oxalate trong măng dễ kết hợp với canxi trong các thực phẩm khác tạo thành canxi oxalate khó hòa tan, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người hệ tiêu hóa kém: Vì măng nhiều chất xơ thô có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa nhưng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến một số bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Do đó, những người có hệ tiêu hóa kém nên ăn ít măng.
Người tạng yếu: Măng tính lạnh, người tỳ vị hư hàn, người già, yếu, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, sau sinh tốt nhất không nên ăn.
Những thực phẩm không nên kết hợp với măng
Thịt dê: Măng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, khi ăn cùng với thịt dê sẽ tạo ra phản ứng sinh hóa phức tạp, sẽ gây đau bụng.
Gan dê: Măng rất kỵ gan dê bởi sự kết hợp này sẽ tạo ra một số chất có hại cho cơ thể hoặc phá hủy các chất dinh dưỡng như vitamin A, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, gây mờ mắt.
Đậu phụ: Măng không thể ăn với hạt dẻ và đậu phụ. Những loại này có chứa magie clorua, canxi sunfat, acid oxalic, khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.
Đường đỏ: Măng không thể ăn với đường đỏ, vì acid amin trong măng kết hợp với đường đỏ sẽ hình thành chất glycosyl lysine phá vỡ các thành phần axit amin. Hơn nữa, chất này cũng khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu.
Xi-rô: Nguyên liệu để làm xi-rô là nước đường, nước mía, nước ép trái cây hoặc các loại nước ép thực vật khác. Vì hàm lượng đường của xi-rô rất cao, nếu măng ăn với xi-rô, sẽ gây ra phản ứng ngộ độc, tương tự như đường nâu.
Lời khuyên
Luộc măng sôi 5-10 phút, sau đó cho vào ngâm trong nước lạnh nửa ngày để loại bỏ vị đắng, cũng như oxalate rồi mới chế biến, cũng làm cho món ăn ngon hơn.
Ăn riêng một mình măng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể. Do đó, nên nấu măng với thịt để trung hòa độ lạnh của măng, làm giảm tác dụng phụ của măng đối với cơ thể.