Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì?

Tiểu Quyên
06/11/2020 - 13:41
Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì?
Chế độ luyện tập, lối sống kết hợp với dinh dưỡng là những yếu tố quyết định đến quá trình điều trị các bệnh về hô hấp. Vậy bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì để kiếm soát được bệnh hiệu quả?

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa khỏi hẳn căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhưng nó sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhất là các nhiễm trùng liên quan đến phổi. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống không khoa học, người bệnh COPD có thể phải gánh chịu nhiều biến chứng khó lường.

Chế độ ăn uống sẽ bao gồm cả thức ăn và đồ uống, và cả hai yếu tố này đều quan trọng như nhau. Điều quan trọng là người bệnh phải nắm được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì để cắt giảm khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

1.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tình không nên uống gì?

1.1.Nước ngọt và đồ uống có ga

Xếp hàng đầu trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì có lẽ là các loại nước ngọt và đồ uống có ga. Tại sao lại như vậy?

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì? - Ảnh 1.

Người bệnh phải nắm được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì - Ảnh: Ordahlortho

Đồ uống chứa nhiều đường và nước ngọt có ga có thể khiến bạn tăng cân, mỡ tích tụ chủ yếu ở vùng thân giữa. Bản thân các loại nước giải khát này cũng chứa cacbonat có thể khiến bạn bị đầy hơi. Khi dạ dày của bạn phình to ra, nó sẽ đẩy lên cơ hoành khiến bạn khó thở hơn; đặc biệt là gây cản trở hô hấp ở người bị COPD.

Chính vì vậy, thay vì uống nước ngọt và thức uống có ga, hãy uống nhiều nước lọc để cơ thể đảm bảo luôn đủ nước.

1.2.Rượu

Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu là một trong những đồ uống gây viêm khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm. Điều này khiến bạn dễ bị tất cả các loại nhiễm trùng, trong đó có cả nhiễm trùng phổi.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì? - Ảnh 2.

Uống nhiều rượu cũng gây ra sự thiếu hụt các chất chống oxy hóa như glutathione - Ảnh: Medicalnewstoday

Uống nhiều rượu cũng gây ra sự thiếu hụt các chất chống oxy hóa như glutathione. Sự thiếu hụt các chất này sẽ gây đến tổn thương trong các tế bào; gây nên bệnh phổi nghiêm trọng nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm hoặc các chất kích thích đường thở khác.

Khả năng làm sạch chất nhầy của cơ thể người bệnh cũng bị suy giảm nếu sử dụng quá nhiều rượu. Các lông mao trong phổi giúp làm sách các chất nhầy và các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có thể bị tổn hại do rượu.

Thậm chí, rượu còn có tác động mạnh hơn đến bệnh tim. Bệnh tim sẽ làm giảm khả năng hít thở và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp của bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh nhân COPD nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia y tế để biết được phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì. Sau đó, lên kế hoạch giảm trừ hoặc loại bỏ những thức uống có hại cho sức khỏe ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Đối với rượu, nên giảm dần số lượng cho đến khi bỏ hẳn là tốt nhất.

1.3.Thức uống chứa caffeine

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên cố gắng uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Các chuyên gia y tế khuyến nghị bệnh nhân nên uống 6 đến 8 ly nước không chứa caffeine mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp các chất nhầy loãng ra, giúp bạn dễ ho để đẩy chúng ra ngoài hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh COPD nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn caffeine bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến thuốc mà bạn đang dùng. Các loại đồ uống chứa caffeine phổ biến là cà phê, trà, soda và các loại nước tăng lực.

2.Mối liên hệ giữa các loại đồ uống và bệnh ở hệ hô hấp

2.1.Nước ngọt

Đi tìm đáp án cho thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì, hãy cũng xem kết quả của một nghiên cứu ở quy mô khá lớn sau đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Respirology cho thấy uống nhiều nước ngọt có liên quan đến bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì? - Ảnh 3.

Ảnh 3: Lượng nước ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh COPD - Ảnh: Medicalnewstoday

Tại Đại học Adelaide, các nhà nghiên cứu đã tiền hành phỏng vấn qua điện thoại đối với 16.907 người ở Nam Úc, độ tuổi từ 16 trở lên; nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010. Câu hỏi được khảo sát ở gần 17 nghìn người là về việc họ đã uống nước ngọt ra sao. Nước ngọt được khảo sát bao gồm nước ngọt có ga, nước chanh đóng chai, nước khoáng có thêm hương vị và một số thức uống chứa đường khác.

Kết quả cho thấy 1/10 người lớn uống hơn nửa lít nước ngọt hàng ngày ở Nam Úc. Lượng nước ngọt tiêu thụ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc COPD. Có một mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng, có nghĩa là một người uống càng nhiều nước ngọt thì khả năng mặc các bệnh này càng cao.

13,3% người tham gia bị hen suyễn và 15,6% người bị COPD cho biết họ uống hơn nữa lít nước ngọt mỗi ngày.

2.2.Rượu

Phải công nhận một điều rằng rượu không độc lập gây ra các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với rượu lâu dài có thể gây hại cho phổi của bạn; nó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Mặc dù đây không phải là biến chứng phổ biến nhất khi uống rượu nhưng dù uống rượu ở mức độ vừa phải cũng khiến khả năng thở của bạn bị giảm đi, đặc biệt nếu bạn bị COPD.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì? - Ảnh 4.

Hỏi chuyên gia để biết phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì - Ảnh: Medicalnewstoday

Bạn uống rượu thì chưa chắc bị COPD nhưng nếu bạn bị chẩn đoán bị phổi tắc nghẽn mãn tính, hãy kiểm tra thói quen uống rượu. Sau đó, cần có chiến lược kiểm soát rượu để giảm thiểu biến chứng do phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra cho sức khỏe tổng thể.

Các loại rượu nặng cũng là câu trả lời của thắc mắc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì, bởi tác động của nó đến phổi rất nghiêm trọng. Phổi của những người uống rượu nặng có thể bị ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài mà không biết được khả năng phục hồi sẽ ra sao.

Dưới đây là những ảnh hưởng đến phổi nếu bạn thường xuyên uống rượu:

- Tổng dung tích phổi

- Ảnh hưởng đến lượng không khí còn lại trong phổi sau khi bạn thở ra

- Tác động lớn đến lượng không khí tối đa khi bạn thở ra

- Ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán của phổi

Ngoài ra, rượu cản trở hoạt động của một số loại thuốc. Điều này có thể gây nên tác động lớn đến chức năng phổi của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Xấu hơn nữa là rượu làm tăng tác dụng của thuốc lo âu và giảm đau. Nếu bệnh nhân COPD dùng các loại thuốc này với rượu (hoặc uống rượu trước và sau khi dùng thuốc) sẽ có thể gây chậm nhịp thở đến mức đe dọa tính mạng.

Một số loại thuốc có thể kém hiệu quả hơn khi tương tác với rượu. Ví dụ như Glucocorticoid thường được các bác sĩ kê để kiểm soát tình trạng phổi mãn tính hay các loại thuốc kháng sinh đùng để điều trị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn; các loại thuốc này sẽ không có tác dụng khi bệnh nhân uống rượu trong vài ngày sau khi uống thuốc.

Khi bị COPD, hãy trao đổi với bác sĩ để có được danh sách bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống gì. Nếu bạn thích uống nước ngọt và dùng đồ uống có cồn, hãy chắc chắn đã được sự đồng ý của chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ quyết định cho bạn về số lượng và loại đồ uống bạn có thể uống, tránh làm tăng thêm mức độ của bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm