Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vừa diễn ra tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản.
Trong khi đó, cơn bão số 11 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ hôm nay đến hết ngày 17/10 ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa vừa, riêng phía Đông Bắc bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Do đó, nguy mưa lớn gây úng lụt tại các tỉnh đồng bằng ven biển và sạt lở, lũ quét tại các tỉnh miền núi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, người dân cần chủ động để giảm tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Trong khi đó, cơn bão số 11 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ hôm nay đến hết ngày 17/10 ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa vừa, riêng phía Đông Bắc bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Do đó, nguy mưa lớn gây úng lụt tại các tỉnh đồng bằng ven biển và sạt lở, lũ quét tại các tỉnh miền núi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, người dân cần chủ động để giảm tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Khi bị ngập lụt, thực phẩm dễ mất vệ sinh. Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, để bảo đảm ATTP, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ, chính quyền địa phương và người dân cần chuẩn bị đầy đủ các phương án từ trước, trong và sau khi có bão lũ, cụ thể:
Trước khi có bão, lũ
Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ) lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. Đồng thời, có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.
Cùng với đó, các cơ quan thuộc ngành y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực… sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng.
Trong khi xảy ra bão lũ
Trong thời điểm này các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm các dịch bệnh như tả, tiêu chảy dễ xảy ra nên người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Tại những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hoá chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các cơ quan quản lý ATTP cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.
Sau khi bão, lũ rút
Ngành y tế chủ động hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng. Đồng thời, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm lưu thông trên thị trường.
Trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố không để lan rộng trong cộng đồng.