Cách uống trà an toàn

07/03/2016 - 17:22
Trà có thể chứa và hấp thụ các hợp chất độc hại khác nhau, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như đất trồng, môi trường cũng như phương pháp thu hoạch, bảo quản, pha chế.
Trà chứa hàm lượng kim loại lớn

Trong một nghiên cứu năm 2013 của tạp chí Journal of Toxicology, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 30 loại trà và thấy rằng tất cả đều có một lượng lớn chì có thể gây suy tim, thận và các vấn đề về sức khoẻ sinh sản.

Một nghiên cứu năm 2015 cũng phát hiện ra rằng các loại trà với lượng axit citric cao đã tăng hàm lượng nhôm, cadmium và chì cao hơn từ 10 đến 70 lần mức cho phép.
uong-tra2.jpg
Trà có thể chứa và hấp thụ các hợp chất độc hại khác nhau 
Trà chứa chất florua

Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2013, fluorua trong nhiều loại trà vượt quá mức khuyến cáo mà cơ thể có thể hấp thụ hàng ngày.

Một người nếu tiêu thụ quá nhiều florua có thể gây tổn hại cho răng, xương và khớp, thậm chí nó sẽ còn có hại hơn nếu chúng ta hấp thụ nhiều khi đói.

Trà chứa chất Pyrrolizidine alcaloid

Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Food Chemistry đã tiến hành phân tích 44 mẫu trà thảo dược dành cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Họ đã phát hiện ra rằng 86% mẫu trả dương tính với chất Pyrrolizidine alkaloids. Chất này có thể gây tổn thương gan. 

 

- Giữ thời gian pha dưới ba phút và tránh dùng các loại trà từ các vùng bị ô nhiễm nặng, như Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka.

- Chọn các loại trà trắng với lá non vì nó sẽ ít thời gian để hấp thụ kim loại nặng hơn.

- Nên uống trong cốc thủy tinh thay vì một ly tráng men Trung Quốc.
uong-tra.jpg
 Nên uống trà pha trực tiếp từ những lá trà tươi thay vì uống trà túi lọc hoặc trà chanh dạng bột
- Nên uống trà pha trực tiếp từ những lá trà tươi thay vì uống trà túi lọc hoặc trà chanh dạng bột. Loại trà pha dạng bột chứa nhiều kim loại độc hại hơn so với các loại trà nguyên lá - Tiến sĩ Magdalena Jeszka-Skowron thuộc Đại học Công nghệ Poznan ở Ba Lan chia sẻ. Việc pha trà túi lọc tốn ít thời gian hơn pha lá trà vì vậy nó sẽ không thể loại bỏ hay giảm hàm lượng kim loại độc hại.

- Không nên vắt chanh vào trà trước khi nó được pha xong và bỏ hết lá trà hoặc túi lọc vì khi bạn thêm chanh vào trà, độ pH của nó sẽ bị giảm đi và các kim loại độc hại sẽ được trà chiết xuất ra.

- Nên sử dụng các loại trà đắt tiền, đặc biệt với người uống nhiều hơn bốn ly trà mỗi ngày. Và đặc biệt tuyệt đối không uống trà khi đói.

- Hãy sử dụng nhiều loại trà thay vì cứ “dính chặt” vào một thương hiệu hay sản phẩm quen thuộc. Đó là lời khuyên của Tiến sĩ Till Beuerle thuộc Đại học công nghệ Braunschweig, tác giả của một nghiên cứu về độc tố Pyrrolizidine alkaloid.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm