Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella theo từng đối tượng mắc bệnh

Linh
07/05/2021 - 13:41
Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella theo từng đối tượng mắc bệnh
Người bệnh rubella nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc và cẩm nang ăn uống cho người bệnh rubella phù hợp là cần thiết. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp chăm sóc người bệnh tốt hơn.

1. Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella theo đối tượng

1.1. Đối với trẻ nhỏ nên ăn uống thế nào khi mắc rubella?

- Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Thời điểm trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nếu mắc bệnh Rubella sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi vì, nguồn thức ăn chính của con thời điểm này là sữa mẹ. Vì vậy, ngay khi trẻ mắc rubella, người mẹ phải thiết lập chế độ ăn uống nghiêm ngặt như sau:

- Mẹ cần ăn nhiều các loại hoa quả, trái cây.

- Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng.

Bởi vì những thực phẩm mẹ bổ sung vào cơ thể sẽ trở thành nguồn sữa hấp thụ vào con. Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và ăn uống khoa học là cách giúp sữa mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ để tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cha mẹ không nên chủ quan. Cần theo dõi sát sao và nên đưa con đến bệnh viện Nhi để bác sĩ theo dõi, tránh để xảy ra các biến chứng khó lường.

Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella - Ảnh 1.

Trẻ nhỏ mắc bệnh Rubella cần chú ý đến chế độ ăn uống thật khoa học - Ảnh Internet

- Trẻ từ 1 đến 5 tuổi mắc rubella

Trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn dặm hoặc ăn uống sinh hoạt như người lớn, cha mẹ nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa, vị nhạt, đặc biệt là không cay nóng.

Cha mẹ lưu ý không cho con ăn vặt nhiều, nên uống nhiều nước trái cây để làm mát cơ thể, kết hợp với nước điện giải để thải độc cơ thể và lặn các nốt phát ban.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống thêm các loại vitamin C, A để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt quan trọng, phụ huynh chăm sóc con nhỏ bị rubella cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại vitamin có hàm lượng phù hợp, không tự ý mua ở hiệu thuốc vì có thể phản tác dụng thậm chí gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

- Trẻ từ 6 tuổi trở lên

Giai đoạn này cha mẹ có thể cho con ăn theo chế độ ăn uống bình thường nhưng vẫn tuân thủ theo các chế độ ăn khi bị rubella như không ăn đồ cay, nóng.

Ngoài ra, cha mẹ có con bị rubella trên 6 tuổi nên cho trẻ kết hợp uống nước trái cây và vitamin A, C và bổ sung thêm kẽm để tăng cường hệ miễn dịch và làm lành các vết thương, hạn chế sự xâm nhập của virus vào cơ thể.

1.2. Đối với người lớn

Bệnh Rubella là căn bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây nên. Đối với người trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên) khi mắc bệnh sởi Đức sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên cần thiết lập chế độ ăn uống nghiêm ngặt để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn.

Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella theo từng đối tượng mắc bệnh - Ảnh 3.

Người lớn tuyệt đối không chủ quan vì vẫn có thể mắc rubella nếu không được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh đầy đủ - Ảnh Internet

2. Người bệnh Rubella nên ăn gì?

Triệu chứng của căn bệnh Rubella khiến bệnh nhân bị nổi các nốt phát ban đỏ, sưng tấy, gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát trong người và ngoài da. Do đó, bệnh nhân Rubella nên tăng cường bổ sung các loại vitamin A, vitamin C, thực phẩm giàu tính kẽm và kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Cụ thể:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà chua, cà rốt, khoai lang, ớt chuông, bí đỏ, cam, quýt, xoài, đu đủ, dưa hấu, thanh long…), các loại rau sẫm màu (rau cải, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, súp lơ xanh…).

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: ớt chuông đỏ, quả kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dưa lưới vàng, đu đủ, khoai tây, nước ép bưởi, ổi, dứa, xoài, dâu tây.

Nhóm thực phẩm giàu tính kẽm: gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…).

Người bệnh nên chế biến thành các món canh, luộc, xay sinh tố hoặc nước ép để dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Hạn chế chế biến các món xào, rán sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu,…

3. Người bệnh Rubella không nên ăn gì?

3.1. Đồ uống có chất kích thích

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối không đụng vào chất kích thích như: rượu, bia, cafe... trong giai đoạn mắc bệnh. Bởi vì nếu người bệnh không kiêng khem cẩn thận có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: giảm thị lực, gây mù lòa và có thể dẫn tới tử vong.

Cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella - Ảnh 2.

Đồ uống có chất kích thích sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn - ảnh minh họa

3.2. Người bệnh rubella cần kiêng ăn hải sản

Hải sản thường giàu chất đạm, chất béo. Khi bị bệnh, cơ thể bệnh nhân Rubella rất yếu, do đó việc bổ sung nhiều chất đạm sẽ dễ gây ra tình trạng khó tiêu, kích ứng đường ruột, dễ bị đi ngoài dẫn đến tình trạng mất nước nguy hiểm.

3.3. Đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán

Tương tự như hải sản, các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng, gây ra tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, đồ chiên dầu, cay nóng là tác nhân khiến các nốt phát ban mọc dày đặc hơn, gây ra cảm giác đau xót, khó chịu toàn cơ thể.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh Rubella, người nhà cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Trong trường hợp, bênh nhân Rubella bị kích ứng từ các loại rau củ quả đã nêu ở trên, cần đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ theo dõi và điều trị.

Hi vọng cẩm nang ăn uống cho người bệnh Rubella ở trên có thể giúp người bệnh và người chăm sóc người bệnh rubella có cho mình những lựa chọn tốt hơn trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh Rubella vẫn được khuyến khích hàng đầu, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vào thời điểm giao mùa, cha mẹ nên chủ đông cho trẻ bổ sung thêm các loại vitamin A, vitamin C, thực phẩm giàu kẽm để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, tránh mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Rubella.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm