pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cảnh giác trước những biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em
1. Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất
Khi không được can thiệp điều trị, các nốt viêm ở niêm mạc dạ dày sẽ nhanh chóng bị lở loét. Nhẹ thì vết loét chỉ trợt trên mặt niêm mạc. Nặng thì các vết loét ăn sâu vào lớp cơ. Trẻ có thể có một hoặc nhiều vết loét trong dạ dày. Vị trí loét thường gặp là môn vị, hang vị, bờ cong nhỏ.
Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em có các dấu hiệu khá rõ ràng như đau từng cơn vùng thượng vị, đau liên tục, thường xuyên ợ hơi và ợ chua. Loét càng nặng thì bệnh nhi sẽ bị đau càng nhiều. Nhưng đây là những triệu chứng rất khó mô tả đối với những bệnh nhân dưới 3 tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên quan sát sức khỏe của trẻ thật kỹ càng.
2. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa, cụ thể là chảy máu dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em xảy ra sau biến chứng loét. Khi các vết loét ăn sâu vào lớp cơ, nó sẽ tiếp cận mạch máu, gây thủng hoặc rò rỉ mạch máu, gây chảy máu.
Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa là trẻ nôn ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc phân có lẫn máu tươi. Nếu phụ huynh thấy những dấu hiệu này thì nên đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu để tình trạng nặng, trẻ mất máu quá nhiều, có thể dẫn đến tử vong.
3. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày cũng là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em liên quan đến biến chứng loét. Các vết loét ăn từ niêm mạc và lớp cơ, phá hủy thành dạ dày. Trẻ nhỏ dễ gặp biến chứng này hơn người lớn vì dạ dày còn mỏng và yếu, dễ bị các vết loét ăn sâu.
Thủng dạ dày thường có các triệu chứng đột ngột, các cơn đau dữ dội không đáp ứng thuốc, thở mạnh cũng có thể làm tăng cơn đau. Khi sờ vào bụng trẻ thấy bụng cứng như tấm gỗ. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, sốt, chân tay lạnh. Bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4. Hẹp môn vị
Môn vị là thành phần nằm giữa dạ dày và ruột non, có chức năng giữ cho thức ăn đi xuống ruột non chậm và đều.
Khi bị viêm dạ dày, vị trí viêm có thể bị xơ và chai cứng lại, làm co rúm đoạn môn vị, gây ra biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em. Khi trẻ ăn, thức ăn bị ứ lại dạ dày, lên men mà không được đưa xuống ruột non, khiến trẻ có các triệu chứng như đau bụng nổi cuộn ở trên rốn, đầy và chướng bụng. Trẻ cũng thường xuyên bị buồn nôn, đôi khi phải kích thích miệng để trẻ nôn ra. Bãi nôn của trẻ thường là thức ăn chưa tiêu hóa hết, có mùi chua, nổi bọt. Trẻ nôn xong sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Nếu biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em này kéo dài, không được chữa trị thì trẻ coi như không ăn uống được gì, sụt cân, tăng trưởng chậm, da nhăn nheo, mắt trũng, đại và tiểu tiện ít.
5. Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em ác tính, hiếm khi xảy ra. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhi bị viêm dạ dày liên quan đến virus HP mà không được điều trị.
Các triệu chứng của ung thư dạ dày khá mờ nhạt, thường là mệt mỏi, kém ăn, sút cân, kèm theo các dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư dạ dày tiến triển khá nhanh, khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.
Viêm dạ dày được coi là căn bệnh lành tính, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng vì ít khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách nên nó thường kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Đặc biệt ở trẻ em, dạ dày còn mỏng và yếu, sức đề kháng còn kém, ý thức tự nhận biết bệnh tật chưa tốt, khiến cho tỷ lệ biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em là khá cao.
Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến những thay đổi sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp sớm.