“Cấp cứu” đồ dùng bị ngập nước

16/10/2017 - 19:03
Ngôi nhà bị ngập nước vào những ngày mưa bão là “ác mộng” của không ít người, hãy áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để khắc khắc phục tình hình sau khi nước rút.
  1. Đồ gỗ
1.jpg

Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp nếu bị ngâm lâu trong nước đều có nguy cơ bị hỏng hóc cao dẫn đến việc bị co rút, mục rỗng. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy sử dụng các loại tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch nội thất và vật dụng bằng gỗ. Sau đó lâu khô và đánh lại vecni để chống ẩm mốc, mối mọt. Lưu ý không phơi đồ gỗ dưới nắng quá nóng vì có thể sẽ gây nổ, rộp bề mặt sản phẩm, nhất là với các loại gỗ công nghiệp.

  1. Đồ điện gia dụng
2.jpg

Không phải đồ điện gia dụng nào bị ngập nước cũng phải bỏ đi. Hãy mang chúng đến các bác thợ điện lành nghề, họ sẽ tháo tung chiếc máy và sấy khô từng khi tiết càng nhanh càng tốt, thời gian có thể kéo dài từ 3-7 ngày. Khi sử dụng bạn cũng cần kiểm tra một cách cẩn thận trước khi cắm điện vì cihr cần 1 chút nước trong mạch cũng có thể dẫn đến chập mạch, gây hỏng thiết bị vĩnh viễn.

  1. Nội thất bằng vải, đệm, dễ thấm hút
3.jpg

Những món đồ nhanh thấm hút nước như màn cửa, mền gối nếu thị thấm nước mưa bạn phải mang chúng đến ngay các cơ sở làm sạch chuyên dụng dể giặt sạch và sấy khô. Còn những đồ dày hơn như nệm, ghế sofa khi bị ẩm sẽ rất khó làm sạch, nếu muốn tự xử lý tại nhà, bạn cần phải hút, vắt sạch nước bên trong món đồ, giặt bằng dung dịch chuyên dụng và hút khô. Không nên chủ quan chỉ mang phơi nắng vì những ẩm mốc bên tỏng sẽ phát triển nhanh chóng và trở thành mầm bệnh cho gia đình bạn.

  1. Quần áo
4.jpg

Quần áo là những món đồ dễ xử lý nhất khi bị ngâm nước. Bạn phải nhanh chóng phân loại chúng thành những thùng riêng như đồ trắng và đồ màu trước khi giặt. Với quần áo thông thường, bạn có thể giặt bằng máy giặt bình thường, nhưng nếu áo quần có dính bùn đất bạn nên chà sạch bằng tay trước khi cho vào máy giặt để tránh bị nghẹt hoặc hư máy. Kỹ hơn bạn có thể khử dùng một ít chlorine để khử trùng khi giặt đồ trắng hoặc một loại chất khử trùng khác dành cho đồ màu, len, lụa…

  1. Giày dép
5.jpg

Với giầy vải, bạn cần làm sạch bùn đất, ngâm chất khử trùng và giặt với xà bông sau đó phơi nắng để diệt khuẩn. Giầy da thì chỉ cần lau sạch đất, hong giầy hoặc có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ mát để làm khô giầy, cuối cùng đánh si lại cho thật đẹp.

  1. Các loại giấy
6.jpg

Đối với những tài liệu, ảnh… quan trọng, bạn cần xử lý nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu chưa có thời gian, hãy đặt những tờ giấy ướt vào tủ lạnh nhưng cần để 1 tờ giấy sáp (giấy nến) giữa các trang giấy trước khi làm đông lạnh. Việc làm đông lạnh giấy có thể làm chậm quá trình giấy bị phân hủy, đồng thời ngăn được vi khuẩn phát triển.

Khi có thời gian, bạn hãy đặt sách trên bề mặt thoáng, sạch sẽ và ấm áp. Thử nhẹ nhàng mở các trang sách, đừng cố tách chúng ra, hãy lật sách liên tục để nó có thể khô bớt từ đầu đến cuối. Khi sách khô nước nhưng còn ẩm, bạn có thể lấy khăn giấy phủ lên trang bị ướt hoặc dùng khăn bông mỏng, nhỏ phủ lên trên và để ủi mở chế độ nhỏ nhất. Lưu ý hãy vuốt các trang giấy cẩn thận, chỉ hong gió chứ không phơi nắng nếu không muốn các trang giấy sẽ giòn như bánh đa.

Đối với những bức ảnh hoặc phim, luôn nhớ đặt bức ảnh ngửa lên trên và kèm tờ giấy thấm xuống dưới. Tránh chạm vào bề mặt ảnh, có thể khiến ảnh bị nhòe.

Một số lưu ý sau khi nước rút trong cách xử lý khi nhà bị ngập nước

Bước chân vào nhà sau khi nước rút, bạn không nên sử dụng ngay điện, ga và nước mà phải kiểm tra xem có đường dây điện nào bị đứt, đường dẫn khí ga nào bể  hay nước có bị ô nhiễm hay không. Đồng thời tiến hành thông tắc hệ thống thoát nước bởi chúng có thể bị nghẽn cho bùn rác tích trữ.  Cuối cùng hãy làm sạch và khử trùng toàn bộ căn nhà.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm