Chàng trai chế giễu mẹ bầu "ướt quần" trên tàu, bác sĩ bên cạnh nói một câu liền câm nín

Minh An (Dịch từ Sohu)
30/04/2020 - 09:30
Chàng trai chế giễu mẹ bầu "ướt quần" trên tàu, bác sĩ bên cạnh nói một câu liền câm nín
Mẹ bầu thấy xấu hổ khi bỗng dưng bị són tiểu trên tàu điện ngầm, mọi người xung quanh đều nhìn cô ái ngại nhưng một chàng trai lại lên tiếng chế giễu.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì kích thước thai nhi tăng đáng kể nên mẹ bầu sẽ cảm thấy khá nặng nề, bất tiện trong sinh hoạt. Kéo theo đó là những tình huống có thể khiến mẹ đỏ mặt như vô tình bị són nước tiểu. 

Rất nhiều bà mẹ mang thai đều tâm sự mình từng gặp qua tình huống xấu hổ này. Và dưới đây là một câu chuyện như vậy, do một dân mạng Trung Quốc kể lại. 

"Vài ngày trước tôi đi tàu điện ngầm và chứng kiến câu chuyện thế này. Có một người phụ nữ đang mang thai đứng gần tôi. Qua cuộc trò chuyện với một bà lão bên cạnh, tôi được biết cô ấy đang mang bầu 8 tháng. Gia đình không cho ra ngoài một mình nhưng vì thèm bánh ngọt quá nên cô ấy đã lén lút trốn, lên tàu điện ngầm để đi ăn. 

Lúc này, tàu vốn đang vận hành trơn tru khẽ rung lên một chút và tôi để ý thấy biểu cảm của người phụ nữ mang thai đó trở nên hơi khó xử. Mọi người xun quanh đều im lặng nhìn cô ấy ái ngại. Nhưng rồi có một thanh niên cau có nói to: "Người lớn rồi có phải trẻ con đâu mà tè ra quần vậy. Mùi nước tiểu xộc hết lên cả tàu rồi đây này". 

Chàng trai chế giễu mẹ bầu "ướt quần" trên tàu, bác sĩ bên cạnh nói một câu liền câm nín - Ảnh 1.

Mẹ bầu 8 tháng vô tình bị són tiểu trên tàu điện ngầm và bị một thanh niên chỉ trích.

Người phụ nữ mang bầu thấy thế cũng chỉ biết nói xin lỗi rồi cúi mặt xuống, khuôn mặt cô ấy đỏ bừng vì xấu hổ. Lúc này, bỗng một chị gái bên cạnh lên tiếng: "Tôi là bác sĩ đây. Mang bầu to bị són nước tiểu là chuyện bình thường. Mẹ anh có thể cũng từng trải qua chuyện đó khi mang bầu anh đấy. Vậy nên đừng vội chế giễu người khác vì chẳng khác gì anh đang nói mẹ mình đâu". 

Nghe lời vị bác sĩ nói, chàng trai trẻ chỉ biết câm nín rồi lúc sau lí nhí thốt ra câu xin lỗi". 

Trên thực tế, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 3 người phụ nữ thì có 1 người đã gặp chứng tiểu són trong thai kì, và khoảng 92% mẹ bầu thừa nhận đã từng có dấu hiệu tiểu són trong thời gian mang bầu và sau khi sinh. 

Chàng trai chế giễu mẹ bầu "ướt quần" trên tàu, bác sĩ bên cạnh nói một câu liền câm nín - Ảnh 2.

Són tiểu là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bà bầu dễ bị són tiểu 

- Thay đổi về thể chất và hormone;

- Tăng cân ở mẹ bầu ;

- Áp lực từ tử cung;

- Cân nặng của em bé;

- Sản sinh progesterone;

- Kéo giãn cơ đáy xương chậu;

- Đào thải lượng nước phụ trội trong tế bào;

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách hạn chế són tiểu 

- Tập bài tập Kegel: Mục đích của bài tập này là để tăng cường cơ bắp xung quanh âm đạo và tăng cường khả năng kiểm soát và thư giãn những cơ bắp này. Điều này giúp hạn chế chứng són tiểu và giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn.

- Kiểm soát cân nặng: Hãy giữ cho số cân tăng lên vừa phải trong khi mang thai vì trọng lượng thừa sẽ tạo áp lực thêm lên bàng quang của mẹ trong thời gian mang thai.

- Tập luyện bàng quang: Tập thói quen đi tiểu mỗi 30 phút trước khi mẹ bầu cảm thấy thật sự cảm thấy muốn đi và sau đó cố gắng để kéo dài thời gian giữa mỗi lần đi vệ sinh mỗi ngày.

- Tránh táo bón: Cố gắng tránh táo bón trong thời kỳ mang thai để ruột không tạo thêm áp lực nào lên bàng quang.  Bạn có thể ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón trong khi mang thai.

- Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Việc cắt giảm lượng nước uống có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Đừng giảm uống nước chỉ vì sợ đi tiểu nhiều hoặc són tiểu.

- Tránh các thức uống có chất kích thích: Hạn chế uống cà phê, nước cam quýt, cà chua, nước ngọt, và rượu – tất cả đều có thể gây kích thích bàng quang và khiến cho việc kiểm soát bàng quang trở nên khó khăn hơn.

- Sử dụng băng vệ sinh: Băng vệ sinh dạng miếng có thể giúp hấp thụ lượng nước tiểu rò rỉ. Mẹ không nên dùng băng vệ sinh dạng que tampon vì nó sẽ chặn nước tiểu và thai phụ cũng không nên xài loại băng này trong thời kỳ mang thai.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm