Chọn son môi đúng cách

30/06/2016 - 16:00
Son môi có thể được xem là vật dụng thân thiết không thể thiếu trong túi các bạn gái. Tuy nhiên, nếu không biết chọn son đúng cách, rất có thể bạn đang tự rước họa vào thân với những thỏi son có hàm lượng chì quá cao.

Thế nào là một thỏi son tốt?

Theo chị Đặng Thùy Duyên, chuyên gia trang điểm tại Duy Lê Hair Salon: "Một thỏi son tốt khi thoa lên môi vẫn giữ được nguyên màu sắc, có độ mềm, mịn, bóng, có hương thơm tự nhiên. Các thỏi son tốt khi sử dụng không có cảm giác quá khô hoặc dính".

1.jpg
 Các thỏi son tốt khi sử dụng không có cảm giác quá khô hoặc dính.

Thử màu son

Sai lầm của người tiêu dùng là khi thử màu son là rất hay thoa lên mu bàn tay. Cách thử này hoàn toàn phản tác dụng bởi phần da trên mặt tay thường sậm hơn so với da môi, do đó màu son khi thử sẽ không giống sự lựa chọn ban đầu của bạn. Nếu không có các mẫu thử trực tiếp lên môi, bạn có thể thử màu son lên đầu ngón tay trỏ. Đây là lớp da có màu hồng tự nhiên tương đối với màu môi, do đó sẽ có tác dụng trong việc chọn lựa màu cho thích hợp.

img_0291.JPG
Nếu không có mẫu thử trực tiếp trên môi, hãy thử son trên đầu ngón tay sẽ cho màu chính xác hơn.

Chú ý hạn sử dụng

Ngoài ra, khi mua son, bạn cần chú ý đến thời hạn sử dụng. Nếu thỏi son còn hạn dùng, nhưng lại có hiện tượng đổ mồ hôi (những giọt nước nhỏ lấm tấm trên son) thì tuyệt đối không nên dùng.

Thử chì trong son bằng vàng

Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút mỹ phẩm lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì. Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phấn khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối. Cụ thể, đã có những cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu chà 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng và kết quả trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.

Tuy nhiên, để yên tâm bạn cũng có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm