pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chữa hen suyễn theo đông y có hiệu quả?
1. Quan điểm về hen suyễn theo đông y
Theo đông y, hen suyễn là bệnh hô hấp mãn gây nên do các yếu tố ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt,...), ăn thức ăn lạ, thời tiết thay đổi, lao động quá mức, hoặc do các yếu tố nội nhân như (lo sợ giận dữ, hồi hộp,...) làm mất duy trì cân bằng các tạng phủ trong cơ thể, dẫn đến khí ở phế không phát, không giáng được nên thận không nạp khí gây hen suyễn.
Như vậy có thể thấy, phế và thận là hai tạng chịu bất thường nhiều nhất trong bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, một số tạng khác của cơ thể cũng đóng góp những vai trò nhất định trong hình thành bệnh hen suyễn, chẳng hạn tỳ hư không vận hóa được thủy thấp cũng có thể gây bệnh hen suyễn.
2. Chữa hen suyễn theo đông y
Theo đông y, hen suyễn bao gồm hai phần nhỏ là hen và suyễn. Vì vậy, việc điều trị hen suyễn cũng sẽ bao gồm điều trị hen và điều trị suyễn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen là gì và biểu hiện của suyễn như thế nào mà sẽ có các phương pháp chữa hen suyễn theo đông y thích hợp.
2.1. Điều trị hen
- Do nguyên nhân hàn:
Hen do nguyên nhân phong hàn, bệnh nhân thường biểu hiện bằng các triệu chứng như bệnh khởi phát sau lạnh, ăn uống thức ăn lạ, khò khè, khó thở, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, không khát,... Do đó, để chữa hen suyễn theo đông y thể này cần phải thực hiện pháp điều trị giải biểu tán hàn, đẩy ngoại hàn xâm nhập vào cơ thể ra ngoài để đẩy lui bệnh.
Bài thuốc thường chữa hen suyễn theo đông y cho thể này là bài "tử tô giáng khí thang". Nguyên liệu chính thực thực hiện bao gồm tử tô 12g, bán hạ 20g, đương quy 16g, hậu phác 16g, tiền hồ 16g, nhục quế 8g, trần bì 6g, cam thảo 8g.
Người bệnh đem bài thuốc sắc chung với 1600ml nước, lấy 200ml nước thuốc, chia làm hai lần sử dụng trong ngày.
- Do nguyên nhân nhiệt:
Biểu hiện đặc trưng của thể hen do phong nhiệt có thể kể đến là khò khè, khó thở, sợ nóng, thích mát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ,... Để chữa hen suyễn theo đông y ở thể bệnh này sẽ yêu cầu phải đuổi được ngoại nhân ra ngoài, cụ thể ở đây là phải thanh nhiệt, thông phế lợi khí mới có thể hết bệnh.
Người ta thường sử dụng bài thuốc "bạch quả định suyễn thang" để chữa bệnh hen suyễn theo đông y cho thể bệnh này. Cụ thể bài thuốc bao gồm các thành phần bạch quả 8g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 20g, tử tô 12g, cam thảo 8g, ma hoàng 12g, bán hạ 16g, khoản đông hoa 12g.
Tất cả các nguyên liệu của bài thuốc chữa hen suyễn theo đông y này cho sắc chung vói 1700ml nước, lấy 250ml nước thuốc chia làm hai lần để sử dụng.
2.2. Điều trị suyễn
Trong chữa hen suyễn theo đông y thì bên cạnh điều trị hen thì điều trị suyễn cũng là một phần cực kỳ quan trọng.
Nếu là suyễn do hư (người mệt, nói hụt hơi, hơi thở yếu, rêu lưỡi mỏng, mạch yếu,...) thì cần sử dụng pháp bổ để điều trị hư. Trong trường hợp hư ở phế thì có thể sử dụng bài thuốc chữa hen suyễn theo đông y là "sinh mạch tán", hoặc nếu là hư ở thận thì có thể dùng bài thuốc chữa hen suyễn theo đông y là "kim quỹ thận khí gia giảm" để điều trị bệnh.
Trong trường hợp bệnh nhân bị suyễn thực (thở gấp, há miệng để thở, không nằm được,...) thì cần phải sử dụng pháp tả để điều trị thực chứng. Bài thuốc thường được sử dụng là bài "tam ao thang" (ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo), 1 thang sắc lấy 120ml nước chia làm ba lần sử dụng.
Có thể thấy rằng, chữa hen suyễn bằng đông y cũng là một trong các phương pháp điều trị đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên việc điều trị của bệnh nhân nên được tiến hành dưới sự chỉ định cụ thể của bác sĩ y học cổ truyền, người bệnh không tự ý áp dụng các bài thuốc đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.