Chuyên gia hiến kế “giữ chân” viên chức ngành Y

Linh Trần
23/07/2022 - 16:33
Chuyên gia hiến kế “giữ chân” viên chức ngành Y

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân tại BV Việt Đức, Hà Nội

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, số viên chức ngành Y nghỉ việc gần bằng số lượng của cả năm 2021. Cùng với tình trạng thiếu thuốc thì việc bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh.
Hà Nội, TPHCM là nơi có đông viên chức y tế nghỉ việc

Thời gian qua, tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc ồ ạt đã khiến dư luận lo ngại về tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực y tế công lập. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2021 đến nay, cả nước có 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, chuyển công tác. Trong đó, năm 2021 có 5.284 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc; 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 4.113 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (3.756 viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế và 57 viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).

Cũng theo Bộ Y tế, các tỉnh, thành có số lượng nhân viên y tế công lập thôi việc, nghỉ việc cao như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng. Tại Hà Nội, từ năm 2021 đến nay đã có gần 900 nhân viên y tế, bác sĩ xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác. "Rất khó khăn tôi mới xin vào được BV số 1 của Hà Nội. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 đã khiến BV không có bệnh nhân, thu nhập của nhân viên y tế giảm mạnh. Đợt dịch vừa qua, công việc thì căng thẳng, mà 3 tháng mới được khoản tiền ngoài lương 4 triệu đồng. Trong khi đó, tôi còn phải nuôi vợ con. Vì thế, nhận được lời mời của một BV tư với mức thu nhập cao gấp nhiều lần ở BV công, tôi đã nghỉ việc, chấp nhận mất 10 năm biên chế và đền gần 200 triệu đồng tiền đi học cao học", bác sĩ P.T.A., người vừa nghỉ việc tại BV công "số 1" của Hà Nội chia sẻ.

Cần nhiều giải pháp

Phó Giám đốc một BV tuyến TƯ cho biết, để giải quyết tình trạng nhân viên y tế khu vực công lập nghỉ việc cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân viên y tế; xây dựng hệ thống, hành lang pháp lý an toàn, phù hợp thực tế; khắc phục bất hợp lý trong hệ thống y tế (khám chữa bệnh và y tế dự phòng; y tế cơ sở, các cơ sở y tế chuyên sâu); nâng cao chất lượng công vụ, quy trình và chất lượng của hoạch định chính sách y tế và quản lý nhà nước về y tế... "Khi triển khai được các giải pháp trên, sẽ tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân bền vững, được thể hiện bằng các chỉ số đầu ra, chỉ số cuối cùng của can thiệp y tế", vị lãnh đạo này nói.

Còn theo bác sĩ Lê Hữu Nghị, Phó Giám đốc BV Xây Dựng, hiện nay, ngành y đang trong "bão" nên cần có một cuộc cải tổ mạnh mẽ từ thượng tầng ngành y. Theo đó, vấn đề then chốt là cần một người lãnh đạo ngành y có tài, có tâm và đức. Người đứng đầu phải dám nghĩ, dám làm, có đề xuất với Đảng, Chính phủ để đổi mới ngành y. Đồng thời, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Chính phủ, trước nhân dân để xây dựng và chăm sóc, bảo vệ sức người dân.

Trước tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc nhiều như hiện nay, nhiều địa phương đã đề xuất hoặc thông qua một số giải pháp mới để hỗ trợ nhân viên y tế. Mới đây, ngày 7/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết về các chính sách đặc thù cho y tế cơ sở, trong đó chi hơn 138 tỷ mỗi năm để thu hút nhân sự cho 310 trạm y tế, áp dụng từ nay đến 2025. Tương tự, Sở Y tế Hà Nội đã gửi văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội xây dựng, ban hành quy định về chế độ hỗ trợ cho nhân viên y tế vào đầu tháng 7.

Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP. Trong đó, Bộ đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng từ 40-70% lên mức 100%. Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ để hướng dẫn việc tổ chức các trạm y tế theo quy mô dân số theo Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị.

Thứ trưởng điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm