Cô gái Ca Dong không ngừng sáng tạo, nâng tầm sản vật núi rừng Nam Trà My

09/12/2022 11:47

Gìn giữ và nâng tầm các sản phẩm dược liệu truyền thống của địa phương vươn ra thị trường thế giới, chị Hồ Thị Mười (người Ca Dong) đã mạnh dạn thành lập cơ sở sản xuất và các dự án cộng đồng tạo công ăn việc làm, giúp phụ nữ vùng cao thoát nghèo, lan tỏa tinh thần quyết tâm khởi nghiệp và mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh.

Cô gái Ca Dong không ngừng sáng tạo, nâng tầm sản vật núi rừng Nam Trà My

Là người con dân tộc Ca Dong nơi đỉnh Ngọc Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) hùng vĩ, sau khi tốt nghiệp ngành nông nghiệp, chị Hồ Thị Mười trở về địa phương công tác tại Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp. Chị hiểu rất rõ giá trị của các loại thảo mộc, dược liệu ở rừng núi của đồng bào mình. Song, do chưa có thương hiệu, thị trường đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh nên nhiều loại dược liệu quý vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, giá trị. 

Bằng kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn công tác tại cộng đồng mình, chị Mười nhận thấy thiên nhiên ưu đãi con người nơi đây nguồn tài nguyên dược liệu dồi dào. Chị bắt đầu thu gom mua bán lại các sản phẩm thô của người dân bản địa. Ý tưởng khởi nghiệp của chị manh nha từ đó.

Không ngừng sáng tạo, nâng tầm sản vật núi rừng Nam Trà My  - Ảnh 1.

Chị Hồ Thị Mười đã mạnh dạn khởi nghiệp xây dựng sản phẩm thảo dược, dược liệu độc quyền, mang thương hiệu của núi rừng Nam Trà My

Chị Mười chia sẻ: "Từ năm 2019 trở về trước, huyện Nam Trà My chưa hình thành nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán các mặt hàng nông sản, dược liệu, sâm Ngọc Linh như bây giờ. Hầu hết các hộ buôn bán nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu người dân trong huyện. Nhận thấy các loại dược liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tôi quyết định mở rộng kinh doanh và quảng bá các mặt hàng dược liệu địa phương đến khắp mọi miền. 

Để có vốn kinh doanh, tôi vay ngân hàng 100 triệu đồng để chế biến các sản phẩm như cao sâm nam, rượu sâm Ngọc Linh, rượu sâm nam, rượu sâm các loại từ dược liệu và các dòng trà thô như giảo cổ lam, chè dây, rau má,... giúp người tiêu dùng dể dàng lựa chọn các sản phẩm phù hợp làm quà cho người dân".

Không ngừng sáng tạo, nâng tầm sản vật núi rừng Nam Trà My  - Ảnh 2.

Sản phẩm được giới thiệu tại các hội chợ

Xây dựng được sản phẩm độc quyền, mang thương hiệu của núi rừng Nam Trà My là "Trà giảo cổ lam", chị Hồ Thị Mười đã mạnh dạn đem sản phẩm tham gia Hội chợ giới thiệu sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao ASEAN tại Singapore. Tại đây, cơ sở sản xuất chị Mười được Ủy ban Tổ chức đánh giá và truyền thông về sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Cũng từ đó, thương hiệu và uy tín của cơ sở Mười Cường ngày càng được nhiều người biết tới. 

Không dừng lại ở đó, với mong muốn mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, chị Mười vay thêm 400 triệu đồng, đầu tư mua máy sấy, máy đóng gói, máy hút chân không, máy thái lát dược liệu và dụng cụ in ấn bao bì nhãn mác. 

Không ngừng sáng tạo, nâng tầm sản vật núi rừng Nam Trà My  - Ảnh 3.

Chị Mười đầu tư vào sản xuất

Nhiều năm bén duyên với kinh doanh dược liệu và các mặt hàng nông sản, chị đã thành lập cơ sở sản xuất Mười Cường đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm như: Chè dây, rượu lúa rẫy, giảo cổ lam khô, chuối hột khô… bảo quản và kinh doanh theo yêu cầu khách hàng. Cơ sở sản xuất Mười Cường và Hợp tác xã Cộng đồng dược liệu Sâm Ngọc Linh do chị Hồ Thị Mười thành lập  có 10 công nhân người dân tộc thiểu số, làm việc thường xuyên; 15 hộ liên kết chuỗi, 8 hộ tổ hợp tác, với mức thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu hằng năm đạt từ trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

Chọn khởi nghiệp từ dược liệu, gắn bó với dược liệu đơn giản đam mê và hơn nữa mình là mong muốn, mang sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số đi xa, giới thiệu cho người dân cả nước biết về giá trị của dược liệu Nam Trà My là động lực để chị Hồ Thị Mười không ngừng nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.