Cuộc chiến từ 'mỏ vàng' âm nhạc trực tuyến

19/01/2016 - 10:08
Từ việc Apple ra mắt ứng dụng Apple Music - nghe nhạc trả tiền với chất lượng cao và nhiều tiện tích thị trường nghe nhạc có thu phí thời gian gần đây bỗng trở nên vô cùng sôi động khi nhiều “ông lớn” nhận rõ tiềm năng của “mỏ vàng” âm nhạc trực tuyến.
Tiện dụng
Thị trường dịch vụ nghe nhạc trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội Ghi âm Mỹ năm 2014, lợi nhuận từ dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, radio trực tuyến và quảng cáo trên các trang nhạc đạt 1,88 tỉ USD, tăng trưởng 29%. Trong đó, riêng lợi nhuận thu được từ số lượng đăng ký nghe nhạc trực tuyến đã đạt gần 800 triệu USD, vượt xa doanh số bán đĩa trong năm.
Vì thế mà việc Apple cho ra đời dịch vụ Apple Music đã lập tức thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Nó không đơn thuần chỉ là một chương trình nghe nhạc trực tuyến - tương tự như một chiếc radio sử dụng mạng internet, mà còn là một tổ hợp nhiều chức năng hỗ trợ người dùng. Chỉ với một thanh công cụ được phân chia làm 6 mục, người dùng có thể nhấp vào mục “New” để bán nhạc hoặc tìm người nghe cho mình (chủ yếu được dành cho các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ mới); hoặc nhấp vào Radio, nơi có thể thưởng thức âm nhạc liên tục 24/7; cũng có thể nhấp vào Connect để tương tác trực tiếp với các ca sĩ có ký kết và tham gia mạng xã hội của Apple...
Nghe-nhac-tra-tien.jpg

 Dịch vụ Apple music thu hút được đông đảo người dùng

Đặc biệt, tính chất “thông minh” của Apple Music được thể hiện rõ ở khả năng nắm bắt được tâm lý của người nghe nhạc. Nếu bạn đang trong tâm trạng ngập tràn niềm vui, trang nghe nhạc này lập tức giới thiệu một danh mục các bản nhạc vui tươi, rộn rã; còn nếu bạn đang… thất  tình thì cả một danh mục những bản nhạc buồn “đỉnh” nhất mọi thời đại sẽ mở ra ngay trước mặt để bạn tha hồ lựa chọn…
Tương tự, nếu như bạn yêu thích thể loại âm nhạc nào thì chỉ cần click vào ô của thể loại đó, Apple Music sẽ giới thiệu cho bạn tất cả album thể loại nhạc ấy, cả mới lẫn cũ, tất cả đều thuộc loại “đỉnh của đỉnh”! Không chỉ vậy, nếu bạn yêu thích một ca sĩ nào thì Apple Music sẽ giới thiệu với bạn một loạt ca sĩ có cùng gu nhạc của bạn. Vì thế mà nhiều người nhân xét rằng, sử dụng Apple Music không chỉ để nghe nhạc, mà còn được bổ sung kiến thức, thông tin về dòng nhạc mà mình yêu thích.
Mặc dù ra đời cách đây chưa lâu, và chưa đi sâu vào đời sống của đông đảo người Việt, nhưng phần nào đó Apple Music đã tạo nên một cách tư duy mới mẻ đối với nhu cầu thưởng thức âm nhạc trực tuyến ở Việt Nam cũng như việc “bán nhạc” của các nghệ sĩ. Hiện đã có một số ca sĩ và nhạc sĩ Việt Nam hợp tác với Apple Music để tải những tác phẩm do mình sáng tác hoặc trình bày lên kho nhạc của Apple Music, từ những tên tuổi như Tuấn Ngọc, Lệ Quyên, Đỗ Bảo, Hà Trần… đến lớp ca sĩ trẻ như Tiên Tiên, Issac, Noo Phước Thịnh, Trung Quân Idol…
Theo các nghệ sĩ, nhạc sĩ này, một trong những ưu điểm của Apple Music là sự sòng phẳng, minh bạch trong vấn đề tài chính. Các ca sĩ, nhạc sĩ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với Apple thông qua một đơn vị trung gian. Đơn vị này sẽ hoàn toàn lo về việc ký kết, thu tiền và việc thanh toán cho nghệ sĩ sau khi trừ đi tiền phí trung gian, được trả định kỳ theo quý hoặc tháng.
 
Cạnh tranh về giá?
          Tuy vậy, Apple vẫn không dễ “một mình một ngựa” trên thị trường nghe nhạc trả tiền. Bởi bên cạnh họ còn rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác cũng đang nỗ lực giành giật thị phần. Một trong những đối thủ “đáng gờm” nhất là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Tidal do Jay-Z làm chủ và 16 nghệ sĩ tên tuổi khác như Beyoncé, Madonna, Rihanna… giữ vai trò cổ đông. Gói cước sử dụng dịch vụ Tidal có giá “mềm” hơn Beats Musiccủa Apple, với gói 9,99 USD cho chất lượng tiêu chuẩn và 19,99 USD cho chất lượng cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các trang dịch vụ nghe nhạc miễn phí và sống bằng quảng cáo như Spotify hay Pandora…
digital_music.jpg

 Sự sòng phòng phẳng, minh bạch trong vấn đề tài chính cũng là một trong những yếu tố tạo nên tên tuổi của các nhà cung cấp dịch vụ

Ở Việt Nam, mặc dù các trang nghe nhạc trực tuyến chưa phải là đối thủ xứng tầm của Apple, nhưng nhiều động thái mang tính phòng thủ cũng đã được đưa ra. Giới chuyên gia cho rằng, Apple có nhiều thế mạnh, bao gồm kho nhạc lớn xuất phát từ iTunes, kinh nghiệm về thói quen người dùng, đặc biệt là việc phân phối dễ dàng đến mỗi thiết bị iOS, chưa kể là có cả trên các hệ điều hành khác như Android, song mức giá nghe nhạc vẫn cao so với các dịch vụ nội địa.
Các nhà cung cấp dịch vụ nội địa còn tỏ ra tự tin hơn khi trên trang của họ có các tính năng như lời bài hát, lời karaoke cùng giao diện màu sắc phù hợp với người Việt. Ngoài ra, cũng phải nói đến vấn đề phí tác quyền. Trong khi Apple trả 0,0002 USD/lượt nghe cho ca sĩ (tương đương 4 VND) thì Nhaccuatui đã áp dụng thử nghiệm một số nghệ sĩ và đối tác với mức 1 - 3 VND/lượt nghe.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm