Doanh nghiệp cam đoan không thiếu hàng Tết

23/12/2015 - 15:20
Theo dự báo của cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cung ứng hàng cho Tết Nguyên đán 2016, khó xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá dù nhu cầu dịp Tết có tăng cao.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp cung ứng hàng Tết trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chuẩn bị xong nguồn hàng hóa dự trữ, thực hiện chương trình bình ổn giá. Theo ông Chu Xuân Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, chuẩn bị cho dịp Tết Bính Thân 2016, Hà Nội dành 15 ngàn tỉ đồng cùng các doanh nghiệp dự trữ các mặt hàng thiết yếu, nhằm bình ổn giá thị trường cuối năm. Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bán các mặt hàng thiết yếu tại 1.164 điểm; song song với đó tổ chức 12 phiên chợ Việt, 210 chuyến bán hàng lưu động về các vùng ngoại thành, nông thôn và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyến đán trên địa bàn Thủ đô đạt trên 21 ngàn tỉ đồng. 

Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị cũng đã sẵn sáng nguồn cung hàng hóa… chờ người tiêu dùng. Trong đó, theo báo cáo, các doanh nghiệp rượu bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo… dự trự lượng hàng hóa khoảng 7 ngàn tỉ đồng. Đánh giá chung của các doanh nghiệp, nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán 2016 khá dồi dào, phong phú, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Không chỉ vậy, 8 doanh nghiệp của Hà Nội tham gia bình ổn hàng hóa Tết Bính Thân 2016 đã ký cam kết cung ứng nguồn hàng đảm bảo chất lượng và ổn định giá

binh-on-gia.JPG

Mặt hàng thiết yếu đã sẵn sàng... chờ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2016

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Hapro, cho biết nguồn hàng thiết yếu doanh nghiệp này chuẩn bị cho Tết năm nay tăng khoảng 5% so với Tết Nguyên đán 2015. Trong đó các mặt hàng thiết yếu, chủ lực của doanh nghiệp này là rượu bia, bánh mứt kẹo, thủy hải sản, rau xanh, giò, chả, bánh chưng, gà ta, thịt gia súc, gạo đặc sản… đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Cạnh đó, Hệ thống siêu thị Big C cũng chuẩn bị lượng hàng hóa Tết với trị giá ước khoảng 500 tỉ đồng. Đặc biệt, hệ thống siêu thị này cũng cam kết “Khóa giá” cố định với một số mặt hàng tiêu dùng nhanh và tất cả mặt hàng vải sợi, điện máy, đồ gia dụng, kéo dài từ ngày 15/12/2015 đến 7/2/2016.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường TP HCM, ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công thương TP. HCM, cho biết: Đến thời điểm này đã cơ cấu đủ nguồn hàng thiết yếu. Đặc biệt là các mặt hàng trong chương trình bình ổn giá đã chuẩn bị xong với tổng trị giá hơn 16 ngàn tỉ đồng. Đồng thời TP HCM đang tiến hành các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP HCM với các tỉnh Đông, Tây Nam bộ, nhằm tăng cường nguồn hàng, mở rộng đầu ra tiêu thụ sản phẩm như rau, củ quả nông sản ở các tỉnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng cam kết tăng giờ bán hàng, giảm giá bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết, đảm bảo không để thiếu hàng, sốt giá.

thang-khuyen-mai-2.JPG

 Dự báo khó xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá dịp Tết 2016

Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), đến thời điểm này đã có 7 tỉnh thành hoàn tất phương án thực hiện chương trình bình ổn giá. Đặc biệt, hoạt động liên kết vùng của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM với các tỉnh trong khu vực đã được đẩy mạnh, tạo được nguồn cung hàng hóa thiết yếu ổn định về giá cả và chất lượng, đồng thời gỡ khó đầu ra cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất ở các địa phương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm