Theo ông Mark Suster, một người khởi nghiệp thành công và từng đầu tư vào nhiều startup tại thung lũng Silicon (Mỹ), đa phần các công ty khởi nghiệp đều muốn huy động được nhiều tiền nhất có thể. Bởi họ cho rằng như vậy sẽ có nhiều nguồn lực hơn để cạnh tranh và nếu gặp rủi ro thì cũng có nhiều “dư địa” để có thể “chiến đấu” cho tới khi tìm được những nguồn vốn mới, tránh được nguy cơ phá sản.
Theo quan điểm kinh doanh của ông Marsk Suster, không phải cứ huy động được nhiều tiền cho dự án khởi nghiệp là bạn có thể tự tin hướng tới thành công |
Tuy nhiên, với kinh nghiệm phong phú của mình, Mark Suster cho rằng, “chỉ nên huy động vốn vừa đủ cho dự án của mình. Ít quá chắc chắn là không đủ để làm chuyện gì cho ra hồn nhưng nhiều quá thì bạn sẽ phải chịu một gánh nặng khủng khiếp”. Bởi huy động được 1 hay 5 đồng thì công ty của bạn cũng sẽ tiêu hết số tiền đó trong cùng 1 khung thời gian.
Tất nhiên, nếu “rủng rỉnh” tiền thì bạn sẽ có lợi thế trong việc cạnh tranh nhân sự với các đối thủ, đồng thời có điều kiện để “thuê ngoài” (outsourcing) để hỗ trợ những công việc mà công ty bạn không thể tự đảm nhiệm, rồi còn làm truyền thông, tư vấn pháp lý... một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc tiêu quá nhiều và quá nhanh một khoản tiền lớn đương nhiên sẽ để lại hậu quả. “Việc huy động được nhiều tiền chứng tỏ dự án của bạn có sức hấp dẫn. Nhưng tốt nhất là hãy “để dành” một khoản tài chính lẽ ra đã thuộc về mình và hãy tập sử dụng khoản tiền ít hơn mong muốn nhưng vẫn có thể mang lại những hiệu quả như kỳ vọng”, ông chia sẻ. Theo đó, tốt nhất là chỉ nên sử dụng khoảng 70% khoản tiền có thể huy động được. Vấn đề còn lại là phải tạo được một chiến lược chi tiêu hợp lý trong phạm vi khoản tiền ấy.
Bên cạnh đó, việc huy động được nhiều tiền còn có thể khiến cho công ty khởi nghiệp của bạn dễ dàng rơi vào tay nhà đầu tư. Thông thường, một nhà đầu tư sẽ chỉ rót tối đa khoảng 25% giá trị công ty theo cách đánh giá của họ. Như vậy, khi chấp nhận một khoản tiền đầu tư nào đó, vô hình trung bạn đã đồng ý cho nhà đầu tư nắm giữ 25% cổ phần công ty.
Nếu như dự án phát triển thuận lợi thì rất có thể đến một lúc nào đó, nhà đầu tư sẽ yêu cầu định giá lại công ty với giá trị thấp hơn thực tế (tất nhiên là chủ dự án buộc phải chấp nhận vì đang phụ thuộc tài chính), thì tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư sẽ lớn hơn nhiều khoản tiền mà họ đã đóng góp. Như vậy là trên thực tế, bạn đã phải vay một khoản tiền với lãi suất “cắt cổ”. Không chỉ vậy, khi đã cầm của nhà đầu tư khoản tiền lớn, bạn sẽ còn phải chịu sự chi phối của họ, chứ không hoàn toàn được làm tất cả những gì theo ý của mình.
Ngoài ra, còn có một thực tế khác là khi việc huy động vốn từ vòng đầu đã được một khoản tiền lớn, thì các vòng sau sẽ càng khó huy động. Tức là nếu công ty khởi nghiệp của bạn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu thì việc phục hồi “phong độ” cho nó trong thời gian sau đó sẽ gặp khó khăn về vốn.
Vì vậy, tốt nhất là trong giai đoạn đầu, không nên định giá công ty của mình quá cao, để nhằm huy động được một khoản tiền vừa đủ. “Liệu cơm gắp mắm” không chỉ là bài học cho những người nghèo mà còn có thể coi là điều mà những nhà khởi nghiệp “triệu đô” cần học thuộc. Tất nhiên, nếu “rủng rỉnh” tiền thì bạn sẽ có lợi thế trong việc cạnh tranh nhân sự với các đối thủ, đồng thời có điều kiện để “thuê ngoài” (outsourcing) để hỗ trợ những công việc mà công ty bạn không thể tự đảm nhiệm, rồi còn làm truyền thông, tư vấn pháp lý... một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc tiêu quá nhiều và quá nhanh một khoản tiền lớn đương nhiên sẽ để lại hậu quả. “Việc huy động được nhiều tiền chứng tỏ dự án của bạn có sức hấp dẫn. Nhưng tốt nhất là hãy “để dành” một khoản tài chính lẽ ra đã thuộc về mình và hãy tập sử dụng khoản tiền ít hơn mong muốn nhưng vẫn có thể mang lại những hiệu quả như kỳ vọng”, ông chia sẻ. Theo đó, tốt nhất là chỉ nên sử dụng khoảng 70% khoản tiền có thể huy động được. Vấn đề còn lại là phải tạo được một chiến lược chi tiêu hợp lý trong phạm vi khoản tiền ấy.
Bên cạnh đó, việc huy động được nhiều tiền còn có thể khiến cho công ty khởi nghiệp của bạn dễ dàng rơi vào tay nhà đầu tư. Thông thường, một nhà đầu tư sẽ chỉ rót tối đa khoảng 25% giá trị công ty theo cách đánh giá của họ. Như vậy, khi chấp nhận một khoản tiền đầu tư nào đó, vô hình trung bạn đã đồng ý cho nhà đầu tư nắm giữ 25% cổ phần công ty.
Nếu như dự án phát triển thuận lợi thì rất có thể đến một lúc nào đó, nhà đầu tư sẽ yêu cầu định giá lại công ty với giá trị thấp hơn thực tế (tất nhiên là chủ dự án buộc phải chấp nhận vì đang phụ thuộc tài chính), thì tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư sẽ lớn hơn nhiều khoản tiền mà họ đã đóng góp. Như vậy là trên thực tế, bạn đã phải vay một khoản tiền với lãi suất “cắt cổ”. Không chỉ vậy, khi đã cầm của nhà đầu tư khoản tiền lớn, bạn sẽ còn phải chịu sự chi phối của họ, chứ không hoàn toàn được làm tất cả những gì theo ý của mình.
Ngoài ra, còn có một thực tế khác là khi việc huy động vốn từ vòng đầu đã được một khoản tiền lớn, thì các vòng sau sẽ càng khó huy động. Tức là nếu công ty khởi nghiệp của bạn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu thì việc phục hồi “phong độ” cho nó trong thời gian sau đó sẽ gặp khó khăn về vốn.