Dù là nửa đùa nửa thật nhưng những câu nói kiểu như: “Đôi mắt bé này ti hí như mắt lươn”, “bé kia sao mập ú như con lợn”... đều vô tình làm tổn thương đến tinh thần của trẻ.
Có thể trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của từng câu nói nhưng với giọng điệu, cử chỉ của người nói, trẻ sẽ cảm nhận được đó là tốt hay xấu. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí là tức giận khi bị người khác dè bỉu, nhận xét một cách sỗ sàng.
Đồng thời, chúng cũng mất tự tin, mặc cảm với mọi người. Lâu dần, trẻ không nhận ra giá trị thật của bản thân mình.
Đồng thời, chúng cũng mất tự tin, mặc cảm với mọi người. Lâu dần, trẻ không nhận ra giá trị thật của bản thân mình.
Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là tức giận khi bị người khác dè bỉu, nhận xét một cách sỗ sàng. Ảnh: Theo Theo Shutter Stock
Thực tế cho thấy, một người dù có năng lực, thông minh đến đâu mà thiếu tự tin cũng không thể phát huy hết tài năng của mình.
Do đó, thay vì chê bai các khuyết điểm hay nhận xét những điểm hạn chế về ngoại hình của bé, bố mẹ chỉ cần sửa đổi một chút là cũng có thể giúp trẻ thêm tự tin và có cái nhìn khác về giá trị của bản thân.
Ví dụ như, bé có đôi mắt xếch không có nghĩa là không đẹp. Nó sẽ đẹp khi hài hòa với các bộ phận khác trên khuôn mặt. Nếu bạn muốn con biết đưa ra những lời nhận xét khéo léo, đúng thời điểm thì bạn phải là người mẫu mực về sự tế nhị.
Bạn đừng bình phẩm trẻ bằng những lời lẽ châm chọc, mỉa mai. Trẻ thường thần tượng và bắt chước cha mẹ từ lời nói đến việc làm. Vì thế, cha mẹ hãy gương mẫu để con noi theo.
Để dạy trẻ tế nhị thì cha mẹ cũng cần tế nhị khi nhắc nhở, giáo dục trẻ trong việc nói năng, nhận xét người khác. Chúng sẽ thấy được giá trị của một lời góp ý nhẹ nhàng, ngọt ngào, dễ nghe.
Bạn đừng phủ nhận khi nghe con nhận xét về ai đó, hãy chỉ cho bé biết rằng: “Con nhận xét một ai đó một cách chân thật là một việc làm tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu con thể hiện một cách khéo léo để không làm họ buồn”.