Đường 'bê tông tre' nâng bước đến trường

29/09/2015 - 12:24
Người dân ở một địa phươg thuộc tỉnh Yên Bái lấy tre kết thành tấm lớn để trẻ em có đường sạch tới trường. Cứ 6 tháng, đường hư hỏng thì sẽ được làm lại. Nhiều cư dân mạng bình luận đây là "con đường nghĩa tình nhất của năm".
Trên mạng xã hội đang chia sẻ những hình ảnh về một con đường khác thường ở Yên Bái (chưa rõ địa chỉ cụ thể). Bức ảnh được Facebooker Diệu Ân chia sẻ trên mạng xã hội.

Facebooker Diệu Ân viết trên trang cá nhân: "Để hưởng ứng đường sạch cho các em đi học được sạch sẽ, hôm nay nhân dân làm đường bê tông tre. Mong cho các em và nhân dân có được con đường đi tuy không được bê tông hóa, thì cũng sạch đôi bàn chân mỗi khi mưa về".
Những người phụ nữ tập trung lại, chẻ tre kết thành tấm- (Ảnh: Facebook Diệu Ân)

Hình ảnh về con đường đặc biệt này ngay lập tức được lan truyền trong cộng đồng. Nhiều bình luận cho rằng đây là con đường "nghĩa tình nhất của năm".

Tài khoản Xuxiruby viết: "Nhìn hành trình đi học các em mà chạnh lòng. Nhớ đợt thi đại học, nhiều bạn kêu việc cộng điểm ưu tiên theo từng khu vực là bất công, vì mọi người đều đi học như nhau nhưng chỉ vì vùng miền mà được ưu tiên điểm cao hơn, không biết các bạn có hình dung được việc học hành ở những miền quê nghèo khó, nơi học sinh với hành trình tìm kiếm con chữ khó khăn thế nào không. Nhiều em trừ thời gian ở trường, về nhá bé thì chăn trâu, cắt cỏ, lớn thì làm việc nhà nông không khác gì cha mẹ, thời gian nghỉ, vui chơi cũng là ngoài đồng, thời gian học hành còn chẳng có là bao".
Ở một gia đình khác, tre cũng được chẻ mảnh rồi chất thành từng đống - (Ảnh: Facebook Diệu Ân)

Facebooker Rhum Wu tâm sự: "Tự nhiên nhìn những bức ảnh này cay xè 2 mắt, thương các bậc làm cha làm mẹ, thương các bác nông dân, các em nhỏ ở vùng quê nghèo khó, cảm phục khả năng sáng tạo và vượt lên nghịch cảnh".

Tuy nhiên, cũng có ý kiến tỏ ra e ngại: "Cũng phải nói đến tác dụng phụ chứ nhỉ? Trời mưa trơn trượt mà bé nào không mang dép đi trượt chân một cái là..." - Tài khoản Thúy Hà viết.

Nhưng Facebooker Nguyên Gia Linh lại cho rằng: "Nếu nhìn kỹ mấy tấm hình, bạn sẽ nhận ra, tre 2 tấm ngược đan nhau để không bị trơn và họ đã vót rất thon. Mấy chú còn đứng trên đó để lấp đất 2 bên mà".
Người dân dùng cuốc để bới đất và cố định những tấm "thảm tre" vào mặt đất bùn - (Ảnh: Facebook Diệu Ân)

Những thanh tre dài khoảng 1 mét được đan vào nhau đều tăm tắp - (Ảnh: Facebook Diệu Ân)

Con đường dài hàng cây số là thành quả quá trình lao động của những người dân - (Ảnh: Facebook Diệu Ân)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm