Giáo hoàng Francis kêu gọi ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch

29/09/2022 12:01
Giáo hoàng Francis phát biểu tại Assisi, Ý. Ảnh: Tiziana Fabi/AFP/Getty Images

Giáo hoàng Francis phát biểu tại Assisi, Ý. Ảnh: Tiziana Fabi/AFP/Getty Images

Giáo hoàng Francis kêu gọi tìm kiếm giải pháp cụ thể để giúp đỡ người nghèo và quan tâm đến Trái đất thông qua việc ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hôm thứ Bảy (24/9), Giáo hoàng Francis trong chuyến đi đến Assisi ở tỉnh Perugia (Ý) đã nói với những người trẻ rằng ông đang đặt hy vọng vào nỗ lực của họ trong việc cứu hành tinh và làm cho nền kinh tế thế giới chú ý hơn đến những người nghèo.

Trong chuyến đi đến thị trấn ở miền trung nước Ý, Giáo hoàng đã có buổi nói chuyện với 1.000 nhà kinh tế, doanh nhân, cố vấn tài chính, sinh viên, học giả và nhà khoa học từ 120 quốc gia tại phiên bế mạc của dự án "Economy of Francesco" ở Assisi. Họ là những người trẻ tuổi và tham gia vào các công ty khởi nghiệp hướng tới việc giúp đỡ môi trường.

Dự án "Economy of Francesco" được được hỗ trợ bởi Thánh bộ về Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và đặt theo tên của Thánh Francis Assisi, người được biết đến với tình yêu đối với người nghèo và tạo vật.

Buổi gặp gỡ diễn ra trong ba ngày từ ngày 22 đến 24 tháng 9 ban đầu được lên kế hoạch vào tháng 3 năm 2020 nhưng bị hoãn lại vì đại dịch COVID-19. Thay vào đó, những người trẻ đã dành hơn hai năm làm việc online với các chuyên gia, nghiên cứu về nông nghiệp, việc làm, hòa bình, sinh thái và tài chính để tìm kiếm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế trở nên tốt hơn với con người và môi trường.

Giáo hoàng Francis kêu gọi ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 1.

Giáo hoàng Francis vẫy tay chào những người trẻ tuổi ở Assisi, Ý. Ảnh: Vatican Media.

Vào cuối buổi, những người tham gia đã hứa sẽ nỗ lực cho "một nền kinh tế hòa bình và không chiến tranh; một nền kinh tế chống lại sự phát triển của vũ khí, đặc biệt là những thứ có sức hủy diệt khủng khiếp; một nền kinh tế quan tâm đến sự sáng tạo và không bóc lột; một nền kinh tế phục vụ con người, gia đình và cuộc sống, tôn trọng mọi phụ nữ, đàn ông, trẻ em, người già và đặc biệt là những người yếu thế và dễ bị tổn thương".

Đức Giáo hoàng khuyến khích những người trẻ tuổi nên cống hiến để gìn giữ, nâng cao "vốn tinh thần", niềm tin, các giá trị sẽ mang lại ý nghĩa cho học tập, công việc và đặc biệt là cuộc sống.

Giáo hoàng Francis kêu gọi ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 2.

Giáo hoàng Francis phản ứng trong buổi nói chuyện ở Assisi, Ý, ngày 24/09/2022. Ảnh: CNS/Remo Casilli, Reuters.

Giáo hoàng Francis, người đã viết trong thông điệp Laudato si của ông rằng nạn đói, chiến tranh, di cư và biến đổi khí hậu có mối liên hệ với nhau như thế nào, nhắc lại cuộc gặp gỡ ở Assisi rằng "tiếng kêu của người nghèo và tiếng kêu của trái đất là cùng một tiếng kêu", kêu gọi sự ưu tiên giữa các các giải pháp môi trường để "giảm thiểu khốn khổ và bất bình đẳng".

Giáo hoàng nói rằng cần phải có "một nền kinh tế hữu nghị với trái đất và một nền kinh tế hòa bình". Đó là vấn đề chuyển đổi một nền kinh tế tiêu diệt thành một nền kinh tế sống về mọi mặt. Ông nói: "Có rất nhiều người, doanh nghiệp và tổ chức đang thực hiện chuyển đổi sinh thái. Chúng ta cần phải tiến lên theo con đường này và làm nhiều hơn nữa".

Ông cũng nêu ra nhu cầu cấp thiết trong việc thảo luận về các mô hình phát triển. "Trong hai thế kỷ qua, con người chúng ta đã phát triển thông qua việc tổn hại trái đất. Chúng ta thường tước đoạt để tăng lợi ích của chính mình chứ không phải của tất cả mọi người. Hiện giờ là lúc cần phải ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đẩy nhanh sự phát triển của các nguồn năng lượng không có tác động hoặc có tác động tích cực đến môi trường".

Ông nói với những người trẻ tuổi: "Thế hệ của chúng tôi đã để lại cho các bạn một di sản phong phú, nhưng chúng tôi không biết cách bảo vệ hành tinh và không giữ vững hòa bình".

Ngay cả khi tương lai của thế giới có vẻ ảm đạm vì mối đe dọa hạt nhân đang rình rập và cuộc chạy đua vũ trang cũng ngày càng gay gắt không kém, những điều đến từ Assisi vẫn là một thông điệp của hy vọng. Có những người trẻ quyết tâm dấn thân đầy sáng tạo vào một nền kinh tế mới, một nền kinh tế nhân văn hơn, một hình thức tài chính mới lấy con người làm trung tâm chứ không phải tiền bạc.

Vào tháng Sáu, Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) năm 1994. Bảo vệ pháp lý đối với các khoản đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch sẽ ngừng áp dụng sau tháng 8 năm 2023. Tuy nhiên, một khi hiệp ước được chính thức phê chuẩn, hầu hết các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch hiện có sẽ tiếp tục được bảo hộ trong 10 năm.

Nguồn: Guardian, Vatican News

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.