Hà Nội "chốt" quy định mức học phí vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Các đại biểu thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Các đại biểu thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn xã miền núi): Mầm non 50.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học 50.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học cơ sở 50.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học phổ thông 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Ngày 12/9, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc Quy định mức hỗ trợ, động viên đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc thành phố Hà Nội.

Đối với các bệnh viện, Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm, thực phẩm được nhận mức hỗ trợ: người trực tiếp làm chuyên môn y tế (lâm sàng, cận lâm sàng và được, chuyên môn, xét nghiệm) là 10 triệu đồng/người, người không trực tiếp làm chuyên môn y tế (quản lý, hành chính) là 7 triệu đồng/người.

Mức hỗ trợ đối với Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm pháp y, Trung tâm tư vấn dân số kế hoạch hóa gia đình, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm như sau: Người trực tiếp làm chuyên môn y tế (lâm sàng, cận lâm sàng và dược, chuyên môn, xét nghiệm) nhận hỗ trợ 7 triệu đồng/người; người không trực tiếp làm chuyên môn y tế (quản lý, hành chính) nhận hỗ trợ 5 triệu đồng/người.

Đối với cơ quan văn phòng Sở Y tế nhận mức hỗ trợ: Các phòng Nghiệp vụ y, Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Sở được hỗ trợ 10 triệu đồng/người; Phòng Nghiệp vụ Dược, Tổ chức cán bộ, Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Thanh tra Sở nhận hỗ trợ 7 triệu đồng/người.

Đối với Phòng y tế thuộc Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã mức hỗ trợ là 7 triệu đồng/người. Viên chức, lao động hợp đồng có chuyên môn y tế làm công tác y tế tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số II, Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhận mức hỗ trợ 5 triệu đồng/người. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ được trích từ ngân sách cấp thành phố.

Cũng tại kỳ họp, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh về tổng biên chế hành chính sự nghiệp năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023.

Sau điều chỉnh, tổng biên chế sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2022 là 116.420; trong đó, số biên chế viên chức theo Nghị quyết số 32/NQ-Hội đồng Nhân dân ngày 10/12/2021 của Hội đồng Nhân dân thành phố là 114.059 biên chế và bổ sung 2.361 biên chế theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị và Công văn số 3887/BNV-TCBC ngày 12/8/2022 của Bộ Nội vụ.

Nghị quyết cũng nêu rõ: Giao bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022- 2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã. Về phân bổ cụ thể, giáo viên Trung học phổ thông 452 biên chế, giáo viên Trung học cơ sở 1.309 biên chế, giáo viên Tiểu học 600 biên chế.

Hà Nội "chốt" quy định mức học phí vùng dân tộc thiểu số và miền núi  - Ảnh 1.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023, cụ thể như sau: Ở khu vực thành thị (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các phường và thị trấn): Mầm non 300.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học 300.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học cơ sở 300.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học phổ thông 300.000 đồng/học sinh/tháng.

Ở khu vực nông thôn (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã trừ các xã miền núi): Mầm non 100.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học 100.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học cơ sở 100.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học phổ thông 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn xã miền núi): Mầm non 50.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học 50.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học cơ sở 50.000 đồng/học sinh/tháng; Trung học phổ thông 100.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí theo hình thức học trực tuyến (Online) bằng 75% mức học phí nêu trên.

Theo Hội đồng Nhân dân thành phố, việc áp dụng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ là việc bắt buộc thực hiện theo lộ trình nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo.

Tại thời điểm này thành phố Hà Nội quy định mức học phí theo mức sàn (là mức thấp nhất) của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Đặc biệt, sau 2 năm đại dịch, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, thành phố sẽ dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch tăng so với năm học trước và tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022-2023 như mức hỗ trợ năm học 2021-2022. Dự kiến tổng mức ngân sách thành phố hỗ trợ năm học 2022-2023 khoảng 1.133 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố năm học 2022-2023. Theo đó, kinh phí hỗ trợ học phí theo Nghị quyết này vào khoảng 9,1 tỷ đồng với hơn 30.500 học sinh./.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.