Hơn 1.000 đại biểu dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ XI

27/11/2022 13:08
Các đại biểu tham dự Đại hội

Các đại biểu tham dự Đại hội

Sáng 27/11, hàng ngàn đại biểu từ các tỉnh/thành trong cả nước đã về Hà Nội dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. Đây là một sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo Ban tổ chức, Đại hội sẽ diễn ra trong 2 ngày, 28 và 29/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) với sự tham dự của 1.091 đại biểu.

Sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội để tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022). Đồng thời, hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Đại hội IX có nhiệm vụ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ và Hội đồng Chứng minh; Suy cử Chủ tịch và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ 2022-2027; nghi thức tấn phong Giáo phẩm tại Đại hội; thực hiện nghi thức tuyên dương khen thưởng của Giáo hội và Nhà nước trao tặng các tập thể ban, viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân Chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội. 

Hàng ngàn đại biểu về dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ XI và công bố kỷ lục Việt Nam về đồ gốm tâm linh - Ảnh 3.

Các đại biểu tham quan, tìm hiểu sách về phật pháp

Một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một số Phật sự quan trọng khác.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, ngày 27/11, Công ty Cổ phần tập đoàn Gia tộc Việt phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra mắt Dòng men Hoàng tộc và công bố bộ đồ gốm xác lập kỷ lục Việt Nam Tinh hoa từ đất - Linh thiêng cội nguồn. 

Hàng ngàn đại biểu về dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ XI và công bố kỷ lục Việt Nam về đồ gốm tâm linh - Ảnh 4.

Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày sản phẩm tại Đại hội

Ban tổ chức cho biết, được lấy cảm hứng từ dòng men cổ sắc vàng đậm chất văn hoá thời nhà Lý. Sự hiện diện của dòng men trên biểu tượng Rồng cuốn lá đề tại Hoàng Thành Thăng Long vừa là biểu tượng quyền lực tối thượng của bậc Thiên tử Đại Việt, vừa ẩn chứa tinh thần đại từ bị của Phật giáo.

Dòng men Hoàng Tộc được phục chế và tạo tác từ các nguyên liệu khoáng thạch tự nhiên tại hai vùng đất Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương và đất thiêng Yên Tử - Quảng Ninh.

Hàng ngàn đại biểu về dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ XI và công bố kỷ lục Việt Nam về đồ gốm tâm linh - Ảnh 7.

Các đại biểu tham quan Dòng men Hoàng Tộc được phục chế thành công

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn