Khả năng đáng kinh ngạc của bộ tộc ăn chay Kogi

10/07/2021 11:03
Bộ tộc Kogi sinh sống ở vùng hẻo lánh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Colombia. Ảnh: Julian Lennon

Bộ tộc Kogi sinh sống ở vùng hẻo lánh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Colombia. Ảnh: Julian Lennon

Bộ tộc Kogi sinh sống ở vùng hẻo lánh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Colombia, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt hơn 1.000 năm qua. Tuy nhiên, những đặc tính và khả năng của bộ tộc này khiến chúng ta phải kinh ngạc.

Người Kogi ăn chay

Bộ tộc Kogi đã sống ở vùng núi Sierra Nevada de Santa Marta bên bờ biển Caribe của Colombia kể từ khoảng năm 1000 sau Công nguyên. Ngay cả khi cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 xảy ra, người Kogi vẫn duy trì sự biệt lập truyền thống của họ.

Ngày nay, dân số của bộ tộc này được cho là chỉ vào khoảng 20.000 người. Bộ tộc Kogi có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona cổ xưa, có niên đại lên tới 8.000 năm, tồn tại trước cả thời đại văn minh cổ nổi tiếng của người Inca và Maya ở Nam Mỹ.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 1.

Các Trưởng lão Kogi gặp nhau để thảo luận về các vấn đề quan trọng của bộ tộc. Ảnh: Julian Lennon

Sierra Nevada de Santa Marta là vùng núi hoang vu quanh năm mây mờ bao phủ, gần như còn nguyên vẹn từ mấy nghìn năm nay. Truyền thuyết xa xưa kể rằng, đây là nơi ở của các đấng thần linh, có nhiệm vụ che chở cho loài người, vì vậy dù bạo gan đến mấy cũng rất ít người dám đặt chân đến đây vì sợ thần linh quở phạt.

Trong cuộc sống thường ngày của bộ tộc Kogi, đàn ông, phụ nữ và trẻ em bản địa mặc áo choàng trắng được làm thủ công từ sợi bông và thư giãn bên ngoài ngôi nhà bằng bùn tròn của họ. Người Kogi có vóc dáng khá nhỏ nhắn, nước da ngăm, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài cả nam lẫn nữ.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 2.

Một cậu bé đang cười với mái tóc đen dài dày. Đây là cậu bé đã được "quy hoạch" trở thành trưởng lão và thủ lĩnh của bộ tộc trong tương lai. Ảnh: Julian Lennon

Các thành viên trong bộ tộc Kogi quan niệm rằng, màu trắng tượng trưng cho Mẹ vĩ đại và sự tinh khiết của thiên nhiên. Thường ngày họ luôn đeo bên mình những chiếc túi, đặc biệt là chỉ phụ nữ mới được phép dệt những chiếc túi này.

Tất cả người trong bộ tộc Kogi đều ăn chay, không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật nào, kể cả côn trùng. Thức ăn chính của họ là hoa, củ, quả và lá cây. Đây là một thói quen tự nhiên từ trước tới nay của con người nơi đây, không có bất cứ một sự ràng buộc nào. Theo họ, việc ăn uống như vậy là thể hiện của sự thiện lương trong tâm hồn.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 3.

Các thành viên trong bộ tộc Kogi quan niệm rằng, màu trắng tượng trưng cho Mẹ vĩ đại và sự tinh khiết của thiên nhiên. Ảnh: Julian Lennon

Đặc biệt, người Kogi không tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác, vì họ cho rằng việc tích trữ khiến con người ta trở nên ích kỷ, tham lam, vô tình tạo nên sự chiếm hữu nhiều hơn, từ đó dẫn khởi sự chiếm đoạt, khơi nguồn chiến tranh tàn sát lẫn nhau. Ngoài ra, sự dư thừa còn làm rối loạn trật tự của tự nhiên, phát sinh những biến đổi khôn lường.

Bộ tộc thân thiện với môi trường

Nhờ sự hòa hợp với tự nhiên, một lối sống an nhiên, tự tại mà người Kogi có tuổi thọ rất cao, trung bình lên tới 100 tuổi. Họ gần như không mắc bệnh, rất khỏe mạnh, ngay cả sâu răng cũng không một ai bị.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 4.

Con ngựa hoang sống trong lãnh địa của bộ tộc Kogi. Ảnh: Julian Lennon

Năm 1990, bộ tộc Kogi từng đồng ý tham gia một bộ phim tài liệu của BBC với mong muốn cảnh báo người phương Tây về tác động xấu đến môi trường. Bộ tộc Kogi tự coi mình là người bảo vệ thế giới cổ đại. Họ nhận là "anh cả" của toàn thế giới. Trong lần phỏng vấn với BBC, các thành viên của bộ lạc này đã khẳng định rằng, sứ mệnh của họ là chăm sóc động, thực vật. Xã hội của họ sống vì lẽ đó.

Người Kogi không thờ bất cứ một vị thần nào, cũng không có các hoạt động tâm linh hay tôn giáo nào cả. Thay vào đó, tất cả các thanh niên trong bộ tộc Kogi đều phải trải qua một khóa thiền định tu tập kéo dài tới 9 năm để được xem là trưởng thành.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 5.

Phút lãng mạn của trưởng lão bộ tộc và vợ. Ảnh: Julian Lennon

Họ sẽ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá, suy ngẫm về sự liên kết, giao thoa, hòa hợp của trời đất, con người và tự nhiên. Những người già nhất trong làng (Trưởng lão) sẽ có nhiệm vụ truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm và sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được truyền giảng một cách rất kỹ lưỡng về tâm thức của chính mình.

Hằng ngày, vào mỗi buổi sáng sớm, các vị Trưởng lão trong làng đều dành rất nhiều thời gian để tĩnh tâm, họ gọi đó là "giao cảm với tâm thức của vũ trụ". Nhờ vào giao cảm này mà các Trưởng lão có thể biết được nhiều điều xảy ra khắp nơi trên thế giới, mặc dù họ không hề rời khỏi đỉnh núi.

Kogi, bộ tộc ăn chay, thân thiện với môi trường - Ảnh 6.

Một trong những điều quan trọng mà người Kogi quan tâm là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: Julian Lennon

Để hoàn thiện bản thân mình hơn, người Kogi thường dùng một thanh gỗ nhỏ chọc vào chiếc cối gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột rồi thỉnh thoảng chấm vào lưỡi để nhắc nhở bản thân mình phải mài dũa tâm và thân hơn, hiểu rõ sống sao cho đúng đắn và vẹn toàn. Thông qua nghi lễ này, người Kogi cho rằng, họ sẽ ý thức được nhiều điều kỳ diệu của bản thân và vũ trụ.

Nguồn: dailymail.co.uk

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.