Không nêm mắm muối vào đồ ăn của trẻ cho đến khi bé 2 tuổi

16/05/2019 - 08:27
Thấy con gái Hà My hơn 4 tuổi thường xuyên kêu đau bụng, sợ đi tiểu một thời gian, chị Hà cho con đi bệnh viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, bác sỹ cho biết bé bị bệnh thận và cần điều trị sớm. Vô cùng bất ngờ và lo lắng, chị Hà không hiểu nguyên nhân từ đâu lại khiến con gái chị mắc căn bệnh này.
 Sau khi bác sĩ hỏi cặn kẽ chế độ dinh dưỡng của bé Hà My, chị Hà cho biết từ lúc con ăn dặm, lúc nào nấu đồ ăn cho con, chị cũng cho thìa nước mắm hoặc muối vào để thức ăn đậm đà hơn giúp con dễ ăn. 
 
Chị Hà cho hay, từ khi có con nhỏ, chị tham khảo khá nhiều người cách nuôi con như thế nào cho tốt. Thấy bạn bè đều cho con ăn mắm hoặc muối ngay từ khi ăn dặm để trẻ ăn ngon miệng nên chị cũng làm theo. Với lại, mẹ chồng chị vẫn bảo, ngày trước nuôi con, bà toàn cho ăn cháo loãng với mắm từ 4 tháng tuổi. Chính vì thế, chị càng yên tâm hơn về việc cho gia vị vào khẩu phần ăn của con. 
 
 
12-month-old-meal-plan_shutterstock_611210294.jpg
Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên, đến hôm nay khi thấy bé Hà My mới nhỏ tuổi nhưng đã mắc bệnh thận từ sự thiếu hiểu biết của mình khiến chị rất ân hận.
 
Theo bác sĩ Đào Thị Ngọc - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Khi còn nhỏ, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm, nhiều hệ thống của trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn chỉnh trong đó có thận và tiết niệu. Nếu cho trẻ ăn nước mắm và muối trong giai đoạn này sẽ gia tăng gánh nặng lên thận của trẻ, hậu quả là suy thận như trường hợp nêu ở trên.
 
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, từ khi bắt đầu ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi, đồ ăn của trẻ không được cho thêm mắm, muối. Chỉ khi nào trẻ bắt đầu tập ăn cơm nát và ăn cơm như người lớn thì chúng ta mới bắt đầu cho thêm nước mắm và muối. Tuy nhiên chỉ nên cho với số lượng rất ít, 1/2 thìa cà phê nước mắm nguyên chất hoặc nước mắm dành cho trẻ em trong cả một ngày. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm