Kinh tế vùng cao khởi sắc nhờ măng sạch

11/12/2022 11:59

Khai thác tài nguyên tiềm năng bản địa, ứng dụng linh hoạt những mô hình kinh doanh hiện đại gắn liền với công nghệ số tạo, nhiều chị em phụ nữ vùng cao nhanh chóng cải thiện sản xuất và mở rộng kinh doanh, thực hiện khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất nơi mình sinh sống.

Kinh tế vùng cao khởi sắc nhờ măng sạch

2 xã Xuân Nha và Tân Xuân, huyện Vân Hồ (Sơn La) được bao quanh bởi những rừng tre rất lớn. Nghề măng là công việc có từ rất lâu của người dân, tuy nhiên chỉ trong quy mô nhỏ. Sản phẩm măng chủ yếu bán cho các thương lái từ tỉnh ngoài đến thu gom nhỏ tại địa phương rồi bán lại cho các nhà máy chế biến.

Theo thống kê, có trên 94,3% số hộ gia đình trong vùng có thu nhập từ sinh kế thu hái măng. Nhưng giá măng bán theo dạng nguyên liệu thô thường không ổn định và thu nhập của người dân từ măng chưa cao.

Kinh tế vùng cao khởi sắc nhờ măng sạch - Ảnh 1.

Những cây măng được các chị trồng và chăm sóc

Chị  Lò Thi Nguyễn, chị Hà Thị Huế, chị Vì Thị Tươi và nhiều chị em khác tại huyện Vân Hồ luôn mong ước có được thu nhập tốt từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh và trên chính quê hương mình. Điều ước này đã trở thành hiện thực khi các chị  tham gia hợp tác xã chế biến măng sạch. Hiện có hơn 600 phụ nữ của huyện Vân Hồ đang tham gia và hưởng lợi từ dự án "Trao quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá trị măng sạch".

Kinh tế vùng cao khởi sắc nhờ măng sạch - Ảnh 2.

Hợp tác xã sản xuất măng theo các tiêu chuẩn sạch, đạt chứng nhận hữu cơ USDA cho 300 ha rừng măng đang mở ra thị trường mới và giúp xây dựng thương hiệu mạnh cho Măng Vân Hồ. Sản phẩm xếp hạng OCOP, bao bì mẫu mã hiện đại…

Hợp tác xã chế biến măng sạch tại Tân Xuân đã đem lại lợi nhuận, đầu ra ổn định và xây dựng thương hiệu cho măng sạch Xuân Nha và Tân Xuân. Để bắt kịp được với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, những mô hình kinh doanh truyền thống tại địa phương cũng đang nỗ lực thay đổi để thích nghi. Nhiều mô hình kinh doanh mới cũng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi số và phục hồi kinh tế xã hội sắp tới. 

Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, các nữ lãnh đạo của Liên hợp tác xã cũng đã có những từng bước đi phù hợp. 

Kinh tế vùng cao khởi sắc nhờ măng sạch - Ảnh 3.

Nhà sấy năng lượng mặt trời giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng

Khởi nghiệp từ tài nguyên tiềm năng bản địa, ứng dụng linh hoạt những mô hình kinh doanh hiện đại gắn liền với công nghệ số tạo điều kiện cho chị em phụ nữ vùng cao nhanh chóng cải thiện sản xuất và mở rộng kinh doanh, thực hiện khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất nơi mình sinh sống. 

Hy vọng sẽ có thêm nhiều mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công,  giúp phụ nữ dân tộc thiểu số chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi số và phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.