Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy có từ hàng ngìn năm trước, hàng năm vào một ngày sau 3 tháng an cư kiết hạ, giới hạn trong ba ngày (từ 13 đến 15/10 âm lịch), người Khmer ở các phum sóc miền Tây Nam Bộ đều tổ chức Lễ Dâng y Kathina (dâng y cà sa).

Lễ dâng y cà sa của người Khmer

Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy có từ hàng ngìn năm trước, hàng năm vào một ngày sau 3 tháng an cư kiết hạ, giới hạn trong ba ngày (từ 13 đến 15/10 âm lịch), người Khmer ở các phum sóc miền Tây Nam Bộ đều tổ chức Lễ Dâng y Kathina (dâng y cà sa).
Lễ dâng y cà sa của người Khmer - Ảnh 1.

Phật tử đội lễ vật trên đầu và cầm hoa rước quanh chùa.

Cùng với các vật dụng khác, áo cà sa được Phật tử dâng tặng đến chư tăng và các nhà sư trong chùa. Mỗi gia đình người Khmer đều mong đến lượt mình tham gia dâng y cà sa để chia sẻ khó khăn với người xuất gia và tỏ lòng tri ân đến các nhà sư.

Trước đây, lễ dâng y cà sa mỗi chùa tổ chức một ngày khác nhau nhưng phải trong khoảng 29 ngày, từ ngày 16/9 đến 15/10 ân lịch. Ngoài áo cà sa, tín đồ còn dâng cả bình bát, trái cây, bánh kẹo, thực phẩm, thuốc uống và đồ gia dụng như mùng chiếu, bát đĩa… để các nhà sư dùng.

Lễ dâng y cà sa của người Khmer - Ảnh 2.

Tiến hành nghi lễ dâng y cà sa trong chính điện.

Ngoài ra, còn có cây bông (cây bông có kèm theo tiền gọi là cây tiền hoặc cây bông kèm theo lá vàng, lá bạc thì gọi là cây bông vàng, bông bạc). Ngày nay, lễ dâng y cà sa được thống nhất trong tất cả các chùa và giới hạn trong ba ngày, trước ngày tổ chức Lễ Ooc Om Bok (từ 13 đến 15/10 âm lịch).

Điện thờ Phật trang nghiêm trong Lễ dâng y cà sa. Các vị thầy tu cung kính lạy Phật trong lễ dâng y cà sa.

Để khích lệ tinh thần, mỗi lần tiến hành lễ dâng y, một vài gia đình chủ lực vận động thêm các gia đình khác cùng tham gia. Sự đóng góp của mỗi gia đình mang tính tự nguyện, tùy lòng hảo tâm. Sau khi nhận lễ, các phật tử thỉnh chư tăng đến nhà để tụng kinh, cầu an cho gia chủ và mọi người trong phum, sóc.

Các phật tử dâng y cà sa và kính cẩn thực hiện nghi lễ bố thí khi các nhà sư đi khất thực quanh chùa.

Trước khi tiến hành nghi lễ, các vị sư dẫn đầu đoàn người đi nhiều vòng quanh chính điện. Những phật tử đến dâng y đội trên đầu khay đựng tấm áo cà sa cùng nhiều lễ vật với lòng thành kính cùng bước theo sau. Kế tiếp là đội múa trống sa dăm, các chú khỉ Hanuman, các chú đeo hình nộm ông địa hoặc một vị thần nào đó trong truyền thuyết của đồng bào Khmer tạo không khí vui nhộn.

Lễ dâng y cà sa của người Khmer - Ảnh 5.

Áo cà sa đặt trang trọng trong lồng hoa để dâng lên các vị sư trong ngày lễ dâng y cà sa.

Nghi lễ quan trọng nhất là Lễ thọ y cà sa tại chính điện. Trước khi nhận tặng vật, các nhà sư thuyết pháp ý nghĩa của Đại lễ dâng y cà sa. Sau đó, Phật tử lần lượt dâng y cà sa, tặng hoa và các vật dụng cho các sư sãi.

Áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành; nó tượng trưng cho những gì trân quý, ca cả, đức độ và thiêng liêng nhất. Người Phật tử dâng y cà sa không phải là bố thí mà là hành động phát tâm cúng dường với ý nguyện làm điều tốt, hướng thiện và đồng lòng cùng các vị chư tăng.

Lễ dâng y cà sa của người Khmer - Ảnh 6.

Chú khỉ Hanuman nhảy múa trong nhịp trống sa dăm quanh ngôi chùa.

Bài và ảnh: Tấn Vịnh

Lễ dâng Y Kathina là niềm tự hào và nguyện ước của mỗi gia đình, dòng họ người Khmer, tỏ lòng thành kính, sùng đạo Phật giáo; góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết giữa chư tăng, Phật tử trong phum sóc.

Áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành; áo cà sa còn tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả, đức độ và thiêng liêng nhất nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng.