Lệ rơi khi... tột đỉnh

27/10/2015 - 00:57
Lan luôn phải cố kìm nén không để rơi nước mắt khi ‘cán đích’ vì sợ chồng nghĩ cô ‘có vấn đề’. Nhưng theo các chuyên gia tình dục học, nếu cặp đôi không sớm khắc phục tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện ‘chăn gối’, sức khỏe.

Sau khi đi tuần trăng mật về, chị Trịnh Tuyết Lan, còn xin nghỉ thêm cả tuần nữa cho hết phép. Hôm đi làm trở lại, vừa gặp, mấy cô bạn thân đã trêu: “Chắc lấy chồng sướng lắm nên mới nghỉ lâu để thụ hưởng à? Vừa vừa thôi, tao trông mặt mày hốc hác đi nhiều đấy, chắc là lại quá đà chứ gì?”. Nghe bạn nói đến “chuyện đó”, Lan định bộc bạch nỗi lòng của mình nhưng lại ngại. Bởi cô nào dám “thụ hưởng” gì, vì lúc “cán đích”, không hiểu sao, nước mắt Lan cứ tuôn ra. Do đó, dù vợ chồng có “vui vẻ” nhưng Lan vừa “yêu” vừa cố kìm nén cám xúc. Cũng có hôm, vợ chồng sau khi ăn hải sản, chồng lại có chút hơi men nên... khá hăng, khiến Lan dù có cố “kìm” nhưng vẫn không thể “nén” được khoái cảm. Vậy là nước mắt của cô lại rơi trong tột đỉnh hạnh phúc.

Atx---Leroi.jpg

Dù vợ chồng có ‘vui vẻ’ nhưng Lan vừa ‘yêu’ vừa cố kìm nén cám xúc không để nước mắt rơi vì ‘cán đích’. Ảnh minh họa: shutterstock

Thấy vợ mỗi khi có biểu hiện “lên đỉnh” là... khóc, chồng Lan ban đầu cho là bình thường nhưng sau nhiều lần như vậy, vì thương vợ, anh cố gắng kết thúc cuộc “giao ban” sớm nên đôi khi không thật thoải mái. Còn về phía Lan, cô không hiểu tại sao mình lại khóc, dù rất đê mê và không hề đau đớn khi “yêu”. Do chưa tìm được câu trả lời, lại sợ chồng nghĩ mình có “vấn đề” nên Lan luôn cố “giữ cái đầu lạnh” khi “nhập cuộc”…

Thực tế, có tới ngàn lẻ biểu hiện khi “lên đỉnh”, có người thì kêu to, người thì rên lớn, không ít trường hợp lại chảy nước mắt. Theo nhiều chuyên gia y tế, những biểu hiện trên đều là bình thường với những người hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nhiều người lại cho đó là bất thường và luôn lo lắng, kìm chế để không có biểu hiện đó khi “yêu”.

Các chuyên gia tình dục học cho rằng, trong trường hợp của chị Lan cũng như với người cùng cảnh ngộ, nếu mọi cái vẫn bình thường, ngoài những giọt nước mắt bất thường khi “cán đích” thì cả hai không nên quá lo lắng. Thậm chí, người trong cuộc còn có thể coi vị mằn mặn của nước mắt là “gia vị” để cuộc “giao ban” thêm thi vị. Còn nếu không thoải mái, người trong cuộc nên chia sẻ thẳng thắn “bệnh” của mình với đối phương. Sau khi chia sẻ nỗi lòng về “bất thường” trên, nếu không tìm được “tiếng nói chung”, có thể tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ, chứ đừng nên im lặng, khiến cuộc sống “gối chăn” và xa hơn là gia đình dễ rơi vào bế tắc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm