Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia

16/10/2022 16:02
Iran là một trong hai quốc gia trên thế giới yêu cầu phụ nữ phải đội khăn trùm đầu che kín tóc theo luật. Ảnh: AP

Iran là một trong hai quốc gia trên thế giới yêu cầu phụ nữ phải đội khăn trùm đầu che kín tóc theo luật. Ảnh: AP

Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định về cách ăn mặc của cả nam và nữ ở nơi công cộng, nhưng không phải lúc nào điều đó cũng liên quan đến tôn giáo.

Một tháng sau cái chết của Mahsa Amini - người phụ nữ Kurd bị cảnh sát đạo đức giam giữ vì đội khăn trùm đầu "không đúng cách", làn sóng biểu tình vẫn diễn ra khắp Iran. Amini bị bắt giữ hôm 13/9 tại thủ đô Tehran, các nhà chức trách sau đó cho biết "cô bị đột quỵ trong lúc giam giữ". Cô gái trẻ 22 tuổi chết trong bệnh viện ngày 16/9, ba ngày sau khi rơi vào trạng thái hôn mê.

Iran là một trong hai quốc gia trên thế giới yêu cầu phụ nữ phải đội khăn trùm đầu che kín tóc theo luật, bên cạnh Afghanistan. Nhiều quốc gia khác cũng đưa ra các quy định về cách ăn mặc của cả nam và nữ ở nơi công cộng, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng liên quan đến tôn giáo.

Luật đội khăn trùm đầu ở Iran và Afghanistan

Luật pháp Iran quy định rằng "ai vi phạm công khai bất kỳ cấm kỵ tôn giáo nào ở nơi công cộng" sẽ bị phạt tù tới hai tháng hoặc bị đánh 74 roi. Trên thực tế, điều này có nghĩa là phụ nữ phải che tóc bằng khăn trùm đầu và tay chân bằng quần áo rộng.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các nhà chức trách "đã áp dụng việc bắt buộc đội khăn trùm đầu (hijab) đối với các bé gái từ 7 tuổi trở lên". Thông thường nhất, những phụ nữ bị coi là "ăn mặc không phù hợp" sẽ bị giam giữ cho đến khi các thành viên trong gia đình mang quần áo phù hợp đến và ký vào biên bản đảm bảo sẽ không tái phạm. Nhưng trong một số trường hợp như với Amini, phụ nữ được gửi đến một "trung tâm cải tạo" để học cách ăn mặc phù hợp.

Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia - Ảnh 1.

Afghanistan cũng yêu cầu phụ nữ đội khăn trùm đầu để che tóc. Ảnh: AP

Đội khăn trùm đầu là bắt buộc ở Iran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, và ở Afghanistan, phụ nữ từ lâu cũng phải tuân theo luật và nghĩa vụ văn hóa đối với trang phục theo luật Hồi giáo. Kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào giữa tháng 8 năm ngoái, luật trang phục một lần nữa được thắt chặt. Vào tháng 5, một chỉ thị của Taliban đã yêu cầu phụ nữ nước này phải mặc trang phục che kín mặt và cơ thể khi đến nơi công cộng và phù hợp nhất là choàng khăn burqa (khăn choàng từ đầu đến chân).

Đầu tháng 10, phụ nữ Afghanistan đã tham gia phong trào trên toàn cầu để ủng hộ phụ nữ Iran. Khi cảnh sát xé bảng hiệu và đe dọa, họ hô vang: "Iran đã trỗi dậy, giờ đến lượt chúng ta. Cái chết cho kẻ độc tài dù ở Kabul (thủ đô Afghanistan) hay Tehran (thủ đô Iran)".

Luật trang phục cũng áp dụng cho nam giới

Mặc dù yêu cầu trang phục với phụ nữ theo luật Hồi giáo thường phổ biến hơn, nhưng cũng có những quy định cho nam giới. Ở Afghanistan, nam giới được yêu cầu mặc quần áo Hồi giáo và đội mũ lưỡi trai, với râu mọc đủ dài để nhô ra khỏi nắm tay khi siết chặt ở điểm cằm. Ở Iran, điều luật tương tự như luật bắt giữ Amini, cũng được áp dụng với nam giới cắt tóc hoặc mặc quần áo theo phong cách "phương Tây", mặc dù việc giam giữ nam giới theo luật này ít phổ biến hơn.

Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia - Ảnh 2.

Ở Afghanistan, nam giới phải mặc trang phục truyền thống và không được cắt râu trừ khi râu dài hơn nắm tay. Ảnh: Reuters

Sudan, trước năm 2019, "ăn mặc trái đạo đức" có thể bị phạt đánh 40 roi, phạt tiền hoặc cả hai. Điều này được áp dụng phổ biến nhất đối với phụ nữ khi mặc quần hoặc váy trên đầu gối. Mặc dù luật cũng được áp dụng cho nam giới, nhưng rất hiếm được thực thi.

Tuy nhiên vào năm 2010, bảy người mẫu nam đã bị kết tội không đứng đắn vì trang điểm. Sau cuộc cách mạng năm 2019, nhà nước Sudan đã bãi bỏ luật này, nhưng ảnh hưởng của nó đối với xã hội và những kỳ vọng về trang phục của phụ nữ vẫn còn tồn tại.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Ả Rập Xê Út. Năm 2018, quốc gia Hồi giáo này nới lỏng các yêu cầu về đội khăn trùm đầu và mặc abaya - một chiếc áo choàng dài màu đen rộng đối với phụ nữ. Phụ nữ và nam giới được yêu cầu "ăn mặc đứng đắn". Phụ nữ không bắt buộc mặc abaya nhưng trang phục phải che vai và đầu gối, kể cả ở các bãi biển công cộng, còn nam giới được yêu cầu mặc quần áo rộng che kín vai và chân.

Trong khi phụ nữ phải chịu gánh nặng của các cuộc đàn áp về cách ăn mặc trong quá khứ, đàn ông ở Ả Rập Xê Út cũng bị buộc tội trong một số trường hợp. Những năm gần đây, có một số báo cáo về người đàn ông bị bắt vì "mặc trang phục trái giới tính" hoặc "ăn mặc như phụ nữ", theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương.

Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia - Ảnh 3.

Trong khi các quy định về quần áo đã được nới lỏng đáng kể ở Ả Rập Xê Út, cả nam giới và phụ nữ đều được yêu cầu "ăn mặc đứng đắn". Ảnh: Reuters

Các quốc gia hạn chế trang phục Hồi giáo

Kể từ năm 2010, Pháp, Đan Mạch, Bỉ , Áo, Hà Lan, Bulgaria, Ý, Thụy Sĩ Latvia đã đưa ra các lệnh cấm ở nhiều mức độ với trang phục Hồi giáo, thường được gọi là "lệnh cấm burqa".

Tuy nhiên, không chỉ các nước phương Tây cấm trang phục Hồi giáo. Năm 2017, Trung Quốc đã cấm khăn burqa ở khu vực Tân Cương với phần lớn người Hồi giáo. Một số quốc gia châu Áchâu Phi khác cũng đã áp đặt lệnh cấm tương tự. Trong khi các lý do được viện dẫn cho những hạn chế này thường liên quan đến an ninh, việc hạn chế trang phục Hồi giáo bị chỉ trích rộng rãi là vi phạm tự do tôn giáo.

Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia - Ảnh 4.

Năm 2017, chính phủ Tajikistan đã kêu gọi người Tajik mặc trang phục dân tộc và truyền thống. Ảnh: ABC News

Chính phủ Tajikistan – một quốc gia ở Trung Á, nơi 90% dân số xác định là theo đạo Hồi, đã thông qua luật kêu gọi người Tajik "gắn bó với trang phục dân tộc và truyền thống" vào năm 2017, đồng thời đề nghị phụ nữ không che phủ đầu. Động thái này được nhiều người coi là nỗ lực ngăn người dân đội khăn trùm đầu và mặc quần áo Hồi giáo ở quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo này.

Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi, niqab – loại khăn che toàn bộ mặt trừ mắt, bị đặt ngoài vòng pháp luật vào năm 2019, trong khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, phải đến năm 2010 chính phủ mới chấm dứt lệnh cấm khăn trùm đầu ở các trường đại học, tòa nhà chính phủ và trường học nói chung.

Quy định trang phục ở một số quốc gia

Úc, luật phơi bày khiếm nhã cho phép phụ nữ để ngực trần và cho con bú nơi công cộng là hợp pháp. Tuy nhiên, theo luật sư Owen Hodge của New South Wales, việc đi lại trên đường phố, mặc quần áo màu đen, mang giày nỉ hoặc giày da đen bóng là bất hợp pháp.

Chỉ đến năm 2013, Pháp mới hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ mặc quần dài đã có từ 200 năm trước. Phụ nữ Paris trước đây được yêu cầu phải có sự cho phép từ cảnh sát địa phương nếu muốn mặc quần dài giống như nam giới. Lệnh cấm được sửa đổi vào các năm 1892 và 1909 cho phép phụ nữ của thủ đô nước Pháp được mặc quần dài nếu họ đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa.

Thái Lan, có niềm tin phổ biến cho rằng ra khỏi nhà mà không mặc quần áo lót là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định này dường như không xuất hiện trong bộ luật hình sự hiện hành của Thái Lan.

Nhiều hòn đảo ở Caribbean đã cấm bất kỳ hình thức ngụy trang nào hoặc thậm chí mang theo các vật dụng ngụy trang, theo các chuyên gia du lịch địa phương.

Luật về quần áo và khăn trùm đầu ở một số quốc gia - Ảnh 5.

Trang phục truyền thống của người Bhutan là gho và kira. Ảnh: Reuters

Trong khi nhiều quy định về quần áo bị chi phối bởi niềm tin tôn giáo, một số bắt nguồn từ phong tục và truyền thống địa phương. Trang phục truyền thống của người Bhutanghokira. Nam giới ở Bhutan mặc gho - một loại áo choàng dài đến đầu gối, có dây đai buộc ở thắt lưng gọi là kera. Phụ nữ mặc một chiếc váy dài chạm mắt cá chân được gọi là kira.

Trang phục truyền thống Bhutan là loại trang phục bắt buộc khi ra khỏi nhà từ năm 1989. Trong khi đất nước đã dần nới lỏng quy định về trang phục trong những năm gần đây, nó vẫn được yêu cầu ở trường học, nơi làm việc và các sự kiện chính thức.

Cộng hòa DCND Triều Tiên có các quy định nghiêm ngặt về trang phục, bao gồm cả những hình phạt nghiêm khắc được công bố gần đây đối với bất kỳ ai để tóc kiểu "phương Tây" hoặc mặc quần jeans bó. 

Nguồn: ABC News

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.