Theo Seokheun Choi, trợ lý giáo sư Đại học Điện và Khoa học máy tính Binghamton (Mỹ), phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để tự kiểm tra đường huyết hiện nay có liên quan tới giám sát hàm lượng đường trong máu. Phương pháp này thuận tiện.
Tuy nhiên không thích hợp để ngăn ngừa hạ đường huyết trong quá trình tập luyện. Lý do là vì phương pháp này phụ thuộc vào việc lấy mẫu máu xâm lấn và bất tiện và dễ bị nhiễm khuẩn mẫu và kích thích da với mồ hôi chứa nhiều chất điện giải và protein.
Phương pháp này cần bệnh nhân mang theo nhiều dụng cụ trong khi hoạt động thể chất, bao gồm lưỡi chích, gạc cồn và máy đo đường huyết tương đối lớn và đòi hỏi kỹ thuật cảm biến điện hóa tinh vi và đủ điện năng, do đó kỹ thuật này khó tích hợp đầy đủ theo một cách nhỏ gọn và di động.Seokheun Choi và các nhà nghiên cứu đã phát triển một miếng dán có thể đeo, dùng một lần và tự hoạt động. Cảm biến sinh học này tích hợp với một tế bào nhiên liệu enzym glucose/oxygen từ giấy trong một miếng dán dính băng cá nhân thông thường.
Seokheun Choi cho biết: “Thiết bị làm từ giấy này gắn trực tiếp lên da, hút mồ hôi tới miếng thấm, nơi năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng điện và giám sát đường huyết không cần nguồn điện bên ngoài và thiết bị đọc tinh vi.
Cảm biến theo dõi đường huyết dựa trên mồ hôi phù hợp với việc kiểm soát hạ đường huyết do tập luyện vì phương pháp này được thực hiện trong hoặc ngay sau khi tập luyện khi có đủ mồ hôi để thu được mẫu thích hợp.
Cảm biến này hứa hẹn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách thích hợp và có thể thực hiện giám sát đường huyết không xâm lấn liên tục.