pnvnonline@phunuvietnam.vn
Một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai thường chủ quan khi bị sởi cho đến khi bệnh trở nặng và ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của mẹ và bé.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai mà mẹ bầu có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi cho đến ngày hạ sinh an toàn.
1. Bà bầu bị sởi khi nào cần gặp bác sĩ?
Người mẹ khi bị sởi thường không nhận ra ngay, vì nghĩ mình chỉ bị sốt thông thường cho đến khi bệnh phát ban và trở nặng. Lúc này để điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai, việc tìm đúng bác sĩ chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp, kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Mẹ bầu cần gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Khó thở.
- Đau ngực, cơn đau tệ hơn mỗi khi thở.
- Ho ra máu.
- Nhẫm lẫn.
- Co giật.
2. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học là phương pháp điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
Một trong những cách tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và khoa học. Một số thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn của bà bầu bao gồm:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: lòng đỏ trứng, gan động vật, các loại rau củ quả có màu vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, đu đủ,...
>> Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho cơ thể
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong gan, lợn, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, cá, tôm, đậu nành,... Kẽm là một chất giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa sự tấn công của những virus, vi khuẩn.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, chuối, xoài, bưởi, dưa hấu, mồng tơi, rau ngót,...
Ngoài ra, bà bầu nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, không đảm bảo vệ sinh.
- Các thức ăn khó tiêu, dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa.
- Các gia vị cay nóng như hạt tiêu, tương ớt, hành tỏi,...
- Các thức phẩm chua, tanh.
- Những thực phẩm mẹ bầu từng bị dị ứng.
3. Thực hiện tiêm phòng
Vì việc điều trị sởi dứt điểm hiện nay vẫn chưa có biện pháp, người bệnh chỉ có thể thực hiện thông qua điều trị các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên một biện pháp giúp điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai khác đó là tiêm phòng sởi.
Trên thực tế tiêm vắc xin bệnh sởi cần được thực hiện trước ít nhất là 1 tháng khi bạn có ý định sinh con. Việc tiêm phòng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh sởi, an toàn cho cả mẹ và bé.
4. Lưu ý khi điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
- Ngoài những phương pháp điều trị trên, khi bệnh sởi xuất hiện ở bà bầu, bạn cần lưu ý theo dõi chặt chẽ chức năng của phổi. Do viêm phổi là một biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ bị sởi khi mang thai.
- Nếu nghi ngờ mình mắc sởi hoặc đã có kết luận về bệnh, mẹ bầu cần chú ý tránh đi du lịch và tiếp xúc với người khác trong vòng 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện để tránh lây lan ra cộng đồng.
5. Kết luận
Trên đây là một số phương pháp giúp điều trị bệnh sởi ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, phụ nữ nếu mắc bệnh sởi trong giai đoạn thai kỳ cần chú ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và có một chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, nếu có ý định sinh con thì nên tiêm phòng trước để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh sởi rất dễ lây lan nên có thể bùng dịch bất kỳ lúc nào, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bất cứ ai bị bệnh sởi, từ trẻ em, người trưởng thành hoặc người đang mang thai nên chú ý để điều trị bệnh nhanh chóng và kịp thời, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.