Nạn tảo hôn chưa có hồi kết ở Đắk Lắk

Em Thào Thị Vừ (14 tuổi, ở buôn Plao Siêng, xã Ea Rbin, huyện Lắk) bên chồng con - Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Em Thào Thị Vừ (14 tuổi, ở buôn Plao Siêng, xã Ea Rbin, huyện Lắk) bên chồng con - Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk là nơi có hơn 1/3 dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, dù được tuyên truyền nhưng tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nạn tảo hôn chưa có hồi kết ở Đắk Lắk

“Mình không biết bao nhiêu tuổi là đủ tuổi kết hôn, chỉ thấy yêu là cưới thôi”. Đó là lời tâm sự của cô bé 17 tuổi khi lấy chồng được khoảng 5 tháng. Chồng em là Sơn 18 tuổi. Bỏ học từ cấp một, hai vợ chồng đang ở chung với bố mẹ.

Em HẦU THỊ E, Buôn H’ Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk: “Mình quen nhau qua Facebook được khoảng 1 năm, gặp mặt sau đó nói chuyện với gia đình xin cưới thôi. Bố mẹ qua rước dâu về. Về nhà thì mình phụ giúp bố mẹ, đi làm đưa tiền cho bố mẹ, nếu cần gì thì xin bố mẹ.”

Còn đây là ngôi nhà tạm bợ của Sơn, Xuân và đứa con nhỏ 6 tháng. Lấy nhau đã được 2 năm, khi Sơn 16 tuổi còn Xuân 17 tuổi, hai vợ chồng cũng phải làm thuê để trang trải cuộc sống và nuôi con nhỏ.

Em ĐÀO VĂN SƠN, Buôn H’ Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk: “Không biết suy nghĩ cho gia đình, kiếm được bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu, chưa biết lo, còn phụ thuộc bố mẹ nhiều. Lúc lớn tí rồi mới nghĩ tới gia đình, con cái.”

Vì hoàn cảnh khó khăn và hủ tục lâu đời, nhiều trẻ em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bỏ học giữa chừng, sau đó lập gia đình sớm. Cuộc sống dựa vào canh tác nương rẫy, làm thuê. Dù đã giảm so với trước đây nhưng chỉ trong quý I, năm 2022, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận khoảng hơn 32 cặp tảo hôn.

Ông HOÀNG VĂN PÁO, Trưởng Buôn H’ Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk: “Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền về việc nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi kết hôn nhưng vẫn có cặp 16 tuổi, 17 tuổi đã lấy nhau rồi.”

Bác sĩ H’ BÊ NIÊ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk: “Kiến thức về hôn nhân, tảo hôn của họ vẫn còn hạn chế. Chính vì họ ở nơi vùng sâu vùng xa nên công tác giáo dục truyền thông để cập nhật kiến thức tảo hôn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng khó khăn.”

Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, những người bố mẹ này đã phải mang trên vai gánh nặng gia đình, tay bồng tay bế những đứa con nhỏ. Tảo hôn không những vi phạm Luật hôn nhân gia đình mà còn khiến chất lượng dân số suy giảm, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.