Ngắm tranh hoa sen tại triển lãm của nữ Phật tử

28/03/2023 15:51
Hoạ sĩ Kim Đức bên tác phẩm "Mong manh"

Hoạ sĩ Kim Đức bên tác phẩm "Mong manh"

Triển lãm "Nghệ thuật sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết" trưng bày 75 bức tranh sen của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức đang diễn ra tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và được mở cửa tự do.

Triển lãm do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ hàng ngàn năm qua, hoa sen đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng tâm linh, thể hiện Phật tính vốn có của mỗi con người. Đặc biệt, triển lãm nghệ thuật sen giúp con người phát huy tính hướng thiện, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, môi trường...

Từ những biểu tượng, ý nghĩa cao đẹp này, họa sĩ Phật tử Kim Đức đã sáng tạo và thể hiện qua 75 tác phẩm sơn dầu. Trong số các tác phẩm, bức Liên hoa tịnh cảnh đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam trưng bày tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX năm 2022 vừa qua.

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 1.

Hoạ sĩ Kim Đức và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Unesco

Triển lãm lần này được tổ chức với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, yêu con người, vượt qua mọi hoàn cảnh, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn, người đồng hành thuần khiết, tô bồi cho ước vọng tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó, triển lãm cũng mong muốn sẽ lan tỏa thông điệp hòa bình của Đức Phật và tôn vinh hoạt động sáng tạo nghệ thuật từ những vẻ đẹp của hoa sen.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lazare Eloundou Assomo - Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Unesco cho biết: "Đây là cơ hội để chúng ta tôn vinh, chia sẻ những giá trị sáng tạo nghệ thuật cũng như giữ được sự bình yên, lan toả thông điệp về vẻ đẹp nội tâm và ngưỡng vọng hoà bình trong tâm hồn mỗi người. Triển lãm là buổi thưởng thức tuyệt vời, cho thấy những sáng kiến có tính bao trùm, phát triển văn hoá và đánh dấu sự giao thoa giữa nghê thuật, văn hoá và sáng tạo thông qua biểu trưng hoa sen…".

Hoạ sĩ Kim Đức được biết đến qua bức tranh "Vỏ tương lai" (Cover of Future) với thông điệp bảo vệ môi trường mạnh mẽ, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn để in tặng các chức sắc của các Giáo hội Phật giáo trên thế giới tới Việt Nam tham dự Vesak năm 2019.

Là một người có duyên với Phật giáo, họa sĩ Kim Đức luôn tự hào về các giá trị đặc biệt, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của các ngôi chùa cổ trải dài khắp Việt Nam. Ở đó luôn có hình tượng sen là Phật cũng như những kiệt tác của lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Chùa Một Cột, Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp... Chị say mê nghiên cứu, tìm hiểu về sen trong các cuốn sách cổ, trong các tài liệu nước ngoài.

Thông qua triển lãm, hoạ sĩ hy vọng có thêm nhiều nghiên cứu về sen, cổ vũ các hoạ sĩ trên thế giới tiếp tục vẽ những bức tranh sen là những bông hoa Thánh giúp con người phát huy tính hướng thiện, lan toả tình yêu thiên nhiên, môi trường…

Triển lãm mở cửa tự do từ 9 giờ đến 21 giờ từ ngày 26 đến hết ngày 31/3 tại Hội trường tầng 1 chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Dưới đây là một số tác phẩm hoa sen của nữ hoạ sĩ Phật tử tại triển lãm:

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 2.

Tác phẩm "Sen Tím", sáng tác năm 2022

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 3.

Tác phẩm Liên hoa tịnh cảnh được trưng bày tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 4.

Tác phẩm Tứ thời

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 5.

Tác phẩm Sâu lắng lại

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 6.

Tác phẩm Đã từng

Ngắm triển lãm tranh hoa sen của nữ Phật tử - Ảnh 7.

Tác phẩm Sau mùa giông bão

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

Không phải vì mùng 8/3 sắp đến mà bài viết này ra đời đâu. Vì Phụ Nữ Là Để Yêu Thương không phải và không thể chỉ là câu để nói mỗi dịp 8/3 hay 20/10. Tôi muốn chính chị em phải nhớ nằm lòng 6 chữ này và sử dụng nó.