Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 là gì? Tại sao lại xảy ra?

Kim Phụng
25/09/2021 - 08:40
Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 là gì? Tại sao lại xảy ra?
Breakthrough infection hay còn gọi là nhiễm bệnh sau tiêm vaccine đã xảy ra ở một số ít cá nhân tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh. Chuyên gia lý giải vấn đề này như thế nào?

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận các trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 mà vẫn dương tính là "nhiễm bệnh sau tiêm vaccine", khi người mắc đã tiêm đủ liều ít nhất 2 tuần. Nghiên cứu của CDC khẳng định các trường hợp này là "rất hiếm", chỉ chiếm 0,01% trong số những người Mỹ đã tiêm đủ vaccine trong năm 2021. Và trong số những người tiêm đủ vaccine vẫn bị nhiễm này, có 27% không có triệu chứng.

Mặc dù hiện tại chúng ta có những bằng chứng đáng tin cậy về khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm vaccine Covid-19 nhưng đã có những bằng chứng chỉ ra hàng rào miễn dịch này có thể suy giảm theo thời gian và các rủi ro có thể quay trở lại. Đó là chưa kể đến sự biến đổi phức tạp của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 (breakthrough infection) là gì? Tại sao lại xảy ra? - Ảnh 2.

Breakthrough infection (nhiễm trùng đột phá) hay còn gọi là nhiễm bệnh sau tiêm vaccine đã xảy ra ở một số ít cá nhân tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh

Tuy nhiên đây không phải là những lý do duy nhất gây ra nhiễm trùng đột phá do Covid-19.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đột phá do Covid-19 là gì?

Trong khi các trường hợp nhiễm Covid-19 đột phá tương đối nhẹ hơn và ít gây ra triệu chứng hơn so với những cá nhân không được chủng ngừa, sự hiện diện đáng báo động của các biến thể mới hay một vài yếu tố khác biệt khác có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đột phá.

1. Thời gian tiêm vaccine

Mặc dù việc têm phòng sớm mang lại cho các nhóm nguy cơ cao bao gồm phụ nữ mang thai, người già, người bị suy giảm miễn dịch, tuyến đầu chống dịch,... khả năng phòng ngừa sớm hơn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao hơn - nếu như các chủng biến thể xuất hiện nhiều hơn và hàng rào miễn dịch mất ổn định.

Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 (breakthrough infection) là gì? Tại sao lại xảy ra? - Ảnh 3.

Thời gian tiêm vaccine và khoảng cách giữa các mũi cũng là một yếu tố cần xem xét (Ảnh: SingleCare)

2. Sự xuất hiện của các biến thể mới

Trong khi những biến thể mới đang xuất hiện với bộ gene (RNA) đột biến hơn thì vaccine cũng cần phải có những sự thay đổi nhất định để đáp ứng với vấn đề tạo ra miễn dịch cho cơ thể trước các biến thể này.

Mặc dù các vaccine hiện tại được đánh giá là có lợi trước biến thể Delta nhưng như chúng ta đã biết, nếu các biến thể xuất hiện càng nhiều thì xu hướng bảo vệ của vaccine có thể bị giảm và kém hiệu quả hơn.

Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 (breakthrough infection) là gì? Tại sao lại xảy ra? - Ảnh 4.

Các biến thể mới xuất hiện đòi hỏi sự đáp ứng cải tiến của vaccine (Ảnh: Medpage Today)

Khoảng thời gian dài sau khi kết thúc phác đồ tiêm chủng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Nhất là khi chúng ta đang có những dữ liệu cho thấy sự suy giảm về khả năng miễn dịch sau từ 6 - 8 tháng.

Tất nhiên, các nhà phát triển vaccine vẫn đang cật lực nghiên cứu để cho ra những công thức vaccine tiên tiến hơn nhưng khó có thể phủ nhận việc nhiễm trùng đột phá có thể xảy ra.

3. Hệ thống miễn dịch và các yếu tố cá nhân

Khi chúng ta nói tới việc nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng thì việc so sánh các yếu tố nguy cơ cá nhân và mức độ bảo vệ của hệ thống miễn dịch là điều cần thiết.

Ngoài việc tiêm chủng đầy đủ thì các yếu tố khác như tuổi tác, tiền sử bệnh hay không thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như không rửa tay thường xuyên, không đeo khẩu trang đúng cách hay không giữ khoảng cách an toàn,... cũng có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

Nhiễm trùng đột phá do Covid-19 (breakthrough infection) là gì? Tại sao lại xảy ra? - Ảnh 5.

Khi chúng ta nói tới việc nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng thì việc so sánh các yếu tố nguy cơ cá nhân và mức độ bảo vệ của hệ thống miễn dịch là điều cần thiết (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, với người có các bệnh nền đi kèm hay đang bị ức chế miễn dịch do bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc có thể làm giảm hiệu quả của vaccine và tăng rủi ro nhiễm bệnh.

Đã có nghiên cứu giải thích về sự tương quan giữa tuổi tác và đáp ứng miễn dịch ở những người được tiêm vaccine Pfizer. So với những người trẻ, những hệ miễn dịch "già nua" không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới.

4. Cấu trúc DNA

Hệ thống miễn dịch giữa mỗi cá nhân với nhau sẽ có những sự khác biệt nhất định. Điều này có thể giải thích cho vấn đề hiệu quả vaccine ở người này có thể không tốt như ở người khác.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm