Nhìn, ngửi, bẻ... cách phát hiện măng ngâm hóa chất nhanh nhất

21/01/2016 - 10:03
Măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hóa chất có màu trắng phau, hoặc màu vàng đậm do được ngâm bột vàng.
Vừa qua, Cảnh sát môi trường TP.HCM đã phát hiện hai cơ sở ngâm măng luộc bằng hóa chất độc hại để tạo màu đẹp trước khi đưa ra thị trường.

Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện 500 kg măng tại hai cơ sở thuộc quận 12 (TP.HCM) được ngâm trong chất tẩy trắng và chất vàng ô. Theo lực lượng chức năng, hai loại chất này rất độc hại, chỉ được phép dùng trong sản xuất công nghiệp và dệt may. Hiện toàn bộ số măng đã được niêm phong, lấy mẫu mang đi xét nghiệp để xác định mức độ gây hại.

Nguồn: VTC 14 & youtube

Thời điểm giáp Tết là lúc mặt hàng măng được tiêu thụ nhiều. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đưa ra một số tiêu chí để giúp các bà nội trợ lựa chọn được đúng măng ngon, không ngâm hóa chất:

Trước tiên, đối với cả măng tươi và măng khô, các bà nội trợ hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường.

Đối với măng tươi:

Màu sắc:

Măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hóa chất có màu trắng phau, hoặc màu vàng đậm do được ngâm bột vàng.
mang-ngon.jpg

Măng vàng nguyên thủy có màu vàng nhạt, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm 

Bình thường măng vàng nguyên thủy có màu vàng nhạt, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm. Còn măng tự nhiên có màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen.

Độ giòn

Măng ngâm hóa chất thường giòn, bẻ dẽ gãy vụn. Còn măng tự nhiên do ngâm muối nên dai hơn, không dễ gãy khi bẻ.
mang-ngon2.jpg

Măng tự nhiên do ngâm muối nên dai hơn, không dễ gãy khi bẻ

Độ bóng

Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. Bên cạnh đó những cọng măng không ngâm hóa chất thường cái to cái nhỏ, không có độ bóng và nhìn không bắt mắt.

Ngửi mùi măng

Nếu ngửi thấy mùi hóa chất hoặc măng không có mùi tự nhiên thì không nên mua. Bởi măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh. Khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng SO2 (mùi diêm sinh).

Ngược lại, măng không tẩm hóa chắt còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Đối với măng khô:

Măng ngon là khi măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
mang-ngon3.jpg

Măng ngon là khi măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách 

Trong khi đó, măng sấy hoặc ngâm bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng hoặc thấy mùi diêm sinh đặc trưng của SO2.

Còn trong trường hợp bạn không thể phân biệt được măng ngon, thì dù trong măng có chất độc nhưng rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. Cách xử lý măng trước khi chế biến: Trước khi sử dụng măng cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (riêng đối với măng khô cần rửa sạch sau đó đổ ngập nước ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo, ngâm khoảng một đêm).
 
Sau đó, luộc măng kèm thay nước 2 đến 3 lần (mỗi lần 30 phút).

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm