Thứ hai, 07/4/2025
Nhiều mâyHà Nội
20° - 24°C

Nhớ vị lãnh đạo xuất sắc của phong trào phụ nữ Việt Nam

19/03/2016 - 09:54
Ngày này 20 năm trước (19/3/1996), trái tim người lãnh đạo xuất sắc của phong trào phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thập đã ngừng đập.

Bà Nguyễn Thị Thập còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, sinh ngày 10/10/1908 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước và đấu tranh chống cường quyền áp bức.

1.jpg
 Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thập.

Từ năm 20 tuổi, bà đã giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia tổ chức Nông Hội ở Long Hưng với nhiều hoạt động được đông đảo nông dân nghèo ủng hộ. Năm 1931, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó bà lấy bí danh là Mười Thập hay Nguyễn Thị Thập, sau đó thoát ly hoạt động phong trào, xây dựng cơ sở ở Mỹ Tho, Tân An, Bến Tre, Sài Gòn…làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân và phụ nữ xóa bỏ những hủ tục mê tín dị đoan, những lề thói lạc hậu, chống lại chế độ “ngu dân”. Bà cùng với anh ruột là đồng chí Tám Cảnh và chồng là đồng chí Lê Văn Giác thường xuyên bí mật tập hợp thanh niên tuyên truyền lí tưởng của Đảng, giai cấp và tội ác của thực dân xâm lược cùng bọn cường hào ác bá địa phương với hàng trăm thứ sưu cao thuế nặng. Tháng 4/1935 bà được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ. Tháng 5/1935 bà bị Pháp bắt và kết án tù. Hết hạn tù bà về quê bí mật tham gia hoạt động cách mạng. Sau cuộc lãnh đạo nông dân biểu tình chống thuế ở xã Long Hưng, bà lại bị bắt giam nhưng đồng bào các xã Long Hưng, Long Định đã kéo tới giải thoát cho bà.

Năm 1940, bà ở trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho. Chồng bà cũng là một chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp giam ngoài Côn Đảo từ năm 1930, vừa mới về tham gia cuộc khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, chồng bà bị bắt (tháng 1/1941), sau đó bị Pháp xử tử hình. Năm 1945, bà tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.Năm 1946, bà được bầu là Đại biểu Quốc Hội khóa I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, toàn quốc kháng chiến, Trung ương dời về chiến khu Việt Bắc. Lúc này, với cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, bà được phân công trở về miền nam với nhiệm vụ đặc biệt là xây dựng và củng cố Đảng bộ Nam bộ ngày càng vững mạnh. Năm 1947, bà được cử làm Đoàn trưởng Đoàn Phụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội phụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội LHPN Nam bộ. Năm 1947, bà phụ trách công tác phụ vận của Xứ ủy Nam Kỳ và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam đầu tiên (năm 1950 đến năm 1952).

Năm 1953, Trung ương điều bà ra công tác tại chiến khu Việt Bắc. Hiệp định Genève được ký kết, bà được cử vào miền nam để phổ biến việc thi hành Hiệp định đình chiến.

Sau khi tập kết ra miền Bắc (1954), bà được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa II và khóa III (1956-1974). Năm 1955, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1980). Bà còn được Đảng và Nhà nước giao nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Đảng Đoàn phụ nữ kiêm Trưởng ban phụ vận Trung ương. Liên tục từ khóa I đến khóa VI, bà được bầu vào Quốc hội và giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa II đến khóa VI (1956 – 1982).

Với những đóng góp đặc biệt, bà được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm