Chị Hải kể: "Sáng mở mắt ra là vớ điện thoại, lướt qua Facebook xem có gì hấp dẫn. Khi ăn sáng, làm việc, ăn trưa, tối và ngay cả lúc nửa đêm khi bất chợt bị tỉnh giấc, việc đầu tiên mình làm là vớ điện thoại lướt mạng, tán gẫu với bạn bè. Lâu dần, nó trở thành thói quen, không ngờ nó lại là nguyên nhân của chứng đau, nhức tay trong nhiều tháng".
Cũng gặp tình trạng tương tự, anh Huỳnh Minh Uyên (35 tuổi), chỉ một doanh nghiệp tại quận 1 (TP.HCM), thường xuyên sử dụng điện thoại smartphone cho biết, trong thời gian gần đây, anh thấy rất đau mỏi các khớp ngón tay, đặc biệt ở cổ tay bên phải đau và sưng thành cục, có thể sờ thấy ở ngoài cổ tay, ấn vào rất đau. Anh Uyên lo lắng vì sợ mắc u bướu. "Công việc đòi hỏi cần phải sử dụng điện thoại liên tục để nhắn tin, chat, email cho các đối tác; thuận tiện và cơ động hơn so với máy tính. Nhưng, có nhiều khi bấm điện thoại, thấy đau quá, tôi phải buông điện thoại, nghỉ một lúc cho bớt đau rồi mới làm việc tiếp. Tới khi xuất hiện nổi cục ở cổ bàn tay, tôi mới đi khám, bác sĩ bảo: bệnh smartphone", anh Uyên cho biết.
Lạm dụng smartphone có thể dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp. |
- Ngón tay cò súng, cảm giác đau nhức ở phần gốc ngón tay, khi người bệnh cử động nhiều thì cảm thấy bị mắc kẹt, không duỗi ra được. Các ngón tay đều có thể bị nhưng thường gặp nhất là ở ngón tay cái;
- Bệnh lý đau ở vùng cổ tay do tư thế sử dụng smartphone cổ tay thường gấp và xoay vào trong quá mức gây kích thích viêm bao gân vùng gân cổ tay, lâu dần bao gân bị hẹp lại gây ra đau và hạn chế vận động;
- Hội chứng ống cổ tay do sử dụng nhiều và tư thế cổ tay hay gấp quá nhiều, gây ra chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay. Bệnh này có thể gây hậu quả như yếu các ngón tay và di chứng nguy hiểm như teo cơ của các ngón tay...
Cũng theo BS Thành, trong thời gian qua, số người đến bệnh viện khám và điều trị bệnh xương khớp do lạm dụng smartphone ngày càng tăng, trong đó chủ yếu là người trẻ. Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, việc để trẻ thường xuyên tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng..., cũng có thể gây nhiều hệ lụy. "Trẻ em dùng thiết bị điện tử nhiều thường có các tư thế xấu bởi cổ gập quá mức về phía trước, đầu nghiêng sang một bên, hai xương bả vai nhô cao, về lâu dài có thể gây ra các biến dạng ở cột sống như vẹo cột sống cổ, gù vẹo cột sống thắt lưng. Các biểu hiện bệnh lý thường gặp khác bao gồm: đau, tê, cảm giác châm chích ở vùng cổ, lưng, vai và tay".
Ngày càng nhiều người bị các bệnh xương khớp do nghiện smartphone. |
Để phòng tránh vấn đề này, theo BS Thành, đối với người lớn, cần giảm tổng thời gian dùng smartphone trong một ngày, và tăng khoảng cách thời gian giữa những lần sử dụng (khoảng 15 - 30 phút cần phải thay đổi tư thế, nghỉ giảo lao và vận động để giảm sức căng). Ngoài ra, có thể phân phối lực cầm, bấm điện thoại lên cả hai tay hoặc đặt điện thoại lên mặt phẳng như bàn hoặc đùi, làm giảm áp lực lên gân cơ, dây chằng của bàn tay.
"Đối với trẻ nhỏ, cần kiểm soát tổng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ không quá 2 giờ mỗi ngày; luôn giữ các thiết bị điện tử trong tầm nhìn của cha mẹ, không cho trẻ mang chúng vào phòng ngủ; tuyệt đối tránh để cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử; thậm chí áp dụng một số hình phạt nhỏ nếu trẻ không tự giác thực hiện đúng các qui định của cha mẹ về việc hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử...", BS Thành khuyến cáo