Những bí mật của sữa chua

28/03/2016 - 17:29
99% người thích ăn sữa chua không biết vì sao có một số loại sữa chua không cần để lạnh, tại sao một số được gọi là sữa chua lợi khuẩn, muốn bổ sung canxi thì nên ăn loại nào.
sua-chua-1.jpg

Các sản phẩm sữa chua ở nhiệt độ thường không chứa vi khuẩn axit lactic

Các loại sữa chua uống đóng hộp có vỏ giống sữa uống liền có thể duy trì ở nhiệt độ phòng đến vài tháng, trên thực tế các sản phẩm này thuộc loại “sữa chua tiệt trùng”. Nhà sản sản xuất sau khi cho sữa tươi lên men thành sữa chua sẽ đun nóng ở nhiệt độ cao, tất cả các vi khuẩn axit lactic theo đó mà bị loại bỏ hết, sau đó sữa được mang đóng gói trong điều kiện vô trùng khi vẫn còn đang nóng. Quá trình này làm cho sữa chua để ở nhiệt độ thường không bị chua cũng không bị thiu hỏng. Tuy sữa chua này không thể giúp bạn bổ sung vi khuẩn axit lactic, nhưng axit lactic được sản sinh ra trong quá trình vi khuẩn lên men vẫn lưu lại trong sữa, các vitamin B, canxi, protein cũng không bị mất đi nhiều.

Hầu hết vi khuẩn axit lactic có trong sữa chua lạnh không vào ruột của bạn

Đa số các loại sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic đều cho thêm vi khuẩn Lactobacillus và vi khuẩn Staphylococcus, khi được đưa vào đường ruột sẽ bị axit dạ dày tiêu hủy. Tuy nhiên các mảnh vỡ tế bào của chúng vẫn có ích cho việc điều tiết miễn dịch, có một chút tác dụng trong việc ức chế các vi sinh vật có hại. Axit lactic trong quá trình lên men có lợi cho việc hấp thụ khoáng chất và cải thiện môi trường trong ruột.

Các sản phẩm sữa chua không ghi hàm lượng canxi, nhưng lượng canxi trong đó không hề thấp

Canxi và protein casein có trong sữa là như nhau, do vậy hàm lượng protein có trong sữa càng cao thì lượng canxi trong đó cũng càng nhiều. Bạn thấy bên ngoài vỏ sữa chua không ghi hàm lượng canxi không có nghĩa là sản phẩm đó không chứa canxi hoặc hàm lượng canxi thấp, chỉ cần nhìn vào hàm lượng protein là có thể xác định được lượng canxi trong đó.

Sữa chua có hàm lượng carbohydrate càng cao thì hàm lượng đường trong đó càng nhiều

Sữa tươi chứa 4-5% thành phần lactose tự nhiên, có độ ngọt cực thấp. Sau khi lên men thành sữa chua nếu không cho thêm đường sẽ rất khó dùng, ít nhất sữa chua cần thêm 6-7% đường mới cho vị dễ chịu, còn để có vị ngọt đậm cần thêm 8-10% đường. Lactose và đường được cho thêm đều là hợp chất carbohydrate, thông thường hai chất này kết hợp sẽ cho hàm lượng carbohydrate khoảng 10-15%.

Vị giống sữa chua nhưng không phải sữa chua

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm vị chua chua ngọt ngọt rất giống với sữa chua như pudding, mousse, sữa Hàn Quốc... Những sản phẩm này là món tráng miệng có chứa sữa nhưng lại không phải sữa chua. Đặc điểm của những món này là có hàm lượng protein thấp hơn sữa chua, nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn sữa chua thông thường. Giá trị dinh dưỡng của những sản phẩm này cũng thấp hơn sữa chua rất nhiều.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm