Những đối tượng hay mắc cảm cúm khi giao mùa

HT
28/10/2020 - 08:57
Những đối tượng hay mắc cảm cúm khi giao mùa
Bất cứ ai cũng bị cảm cúm ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, dưới đây là những đối tượng hay mắc cảm cúm nhất. Nếu bạn là một trong số những đối tượng này thì hãy phòng tránh cẩn thận để bảo vệ sức khoẻ.

Không chỉ riêng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi mà bất cứ ai có sức đề kháng yếu đều có nguy cơ mắc cảm cúm. Vậy ai mới là đối tượng hay mắc cảm cúm nhất? Căn bệnh hô hấp này có nguy hiểm với họ không? Dưới đây là câu trả lời chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa.

Các đối tượng hay mắc cảm cúm

Hệ thống miễn dịch có vai trò như một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Vì thế những người có hệ miễn dịch kém thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu ngủ cũng nằm trong nhóm đối tượng hay mắc cảm cúm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus cảm cúm gây ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của trẻ.

1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên có nguy cơ mắc cảm cúm cao. Sức đề kháng yếu ớt của bé không đủ sức chống lại sự tấn công của virus cúm. Trẻ em mắc bệnh mãn tính là đối tượng hay mắc cảm cúm nhất. Thậm chí một số trường hợp còn có nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Theo thống kê của các chuyên gia Hoa Kỳ, hàng năm có tới 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do các biến chứng của cúm. Các biến chứng đặc biệt trên đường hô hấp thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh ở trẻ em cũng khó khăn hơn nhiều so với người lớn.

Những đối tượng hay mắc cảm cúm khi giao mùa  - Ảnh 1.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm - Ảnh Internet

2. Phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ phải trải qua giai đoạn xáo trộn hormone trong cơ thể. Điều này khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho Virus cúm tấn công.

Bị cảm cúm trong quá trình mang thai ngoài việc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật thai nhi, sinh non, thai chết lưu...

Việc điều trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế thuốc điều trị và cân nhắc thận trọng giữa lợi ích và nguy cơ. Phụ nữ mang thai 3 tuần đầu và 3 tuần cuối là các đối tượng hay mắc cảm cúm nhất.

3. Người cao tuổi

Hệ miễn của cơ thể giảm dần khi chúng ta già đi. Đó là nguyên nhân khiến người cao tuổi là đối tượng hay mắc cảm cúm. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, cúm mùa rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra những biến chứng nặng nề dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thống kê của Bộ Y tế có tới 90% số ca tử vong liên quan tới cúm. Hơn một nửa trường hợp nhập viện do cúm mùa là các đối tượng từ 65 tuổi trở lên.

Những đối tượng hay mắc cảm cúm khi giao mùa  - Ảnh 2.

Người cao tuổi cũng là đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cao - Ảnh Internet

4. Người mắc các bệnh nền mãn tính

Người bị các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường, hen suyễn, tim mạch...là những đối tượng hay mắc cảm cúm. Nguyên nhân là do các bệnh nền gây suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho virus phát triển.

Virus cảm cúm khiến cho các loại bệnh mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn và ngược lại. Vì thế lưu ý đầu tiên cho những người mắc bệnh nền là phòng ngừa triệt để virus cúm và các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vaccine phòng cúm là điều cần thiết với những đối tượng này.

5. Các tín đồ đam mê xê dịch

Cảm cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ đâu vào những thời điểm khác nhau tại các khu vực riêng biệt. Các tín đồ đam mê xê dịch rất thích lang thang tại các vùng miền. Do đó có thể bị cảm cúm bất cứ lúc nào.

Vì thế, trước khi di chuyển đến một nơi nào đó cách xa khu vực sinh sống, làm việc, chúng ta cần nghiên cứu mức độ nguy cơ cảm cúm ở đó. Chuẩn bị thật kỹ các kiến thức về phòng chống cảm cúm trước mỗi chuyến đi để đảm bảo an toàn sức khoẻ.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm