Những mảnh ghép phận đời nơi "xóm trọ tử thần"

21/04/2016 - 10:22
Nhiều người đến đây ở trọ chỉ sống với nhau vài ngày nhưng họ đối đãi, cư xử với nhau rất nghĩa tình, gắn bó, vị tha. Có lẽ vì đều mang trong mình "án tử' do mắc bệnh ung thư nên xóm trọ có biệt danh là "xóm trọ tử thần".
Gần 2 năm trở lại đây, kể từ ngày Bệnh viên K trung ương (BV K TƯ), cơ sở Tân Triều (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội), đi vào hoạt động, mỗi ngày có hàng hàng trăm người bệnh và người nhà về đây điều trị. Đông là vậy nhưng chỉ có một số ít người bệnh được ở lại trong BV, còn đa phần phải điều trị ngoại trú. Vì vậy, họ phải thuê trọ tại nhà các hộ dân lân cận.

Tổ 17, phường Kiến Hưng là nơi trú ngụ của hàng ngàn người bệnh và thân nhân đi cùng chăm sóc. Tổ có 175 hộ, trong đó có khoảng 30 hộ có nhà trọ cho thuê nhưng mỗi ngày đón tiếp khoảng 150 người bệnh và người nhà đến ở trọ.

Theo khảo sát, mỗi hộ có từ 2-5 phòng cho thuê. Trong đó, mỗi phòng lại chia nhỏ thành nhiều diện tích khác nhau, trung bình từ 4-6m2/gian, ngăn cách với nhau bằng một tấm vách nhựa mỏng. Giá thuê phòng trọ từ 60.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày đêm và luôn trong tình trạng kín chỗ.

Dưới đây là một số hình ảnh của xóm trọ mà phóng viên Báo PNVN đã ghi lại:
20160419_152909.jpg
Phòng trọ chỉ rộng từ 4-6m2, được ngăn cách bởi tấm liếp bằng nhựa mỏng, có giá thuê 60.000 đồng/ngày đêm
img_1825.JPG
Bà Nguyễn Thị Hát, 58 tuổi, có 5 căn hộ cho ngươi bệnh và thân nhân của họ thuê. Với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, bà hỗ trợ giá thuê thấp, chỉ khoảng 50.000 đồng/ngày, thậm chí có trường hợp còn miễn phí. Ngoài ra, bà còn hỗ trợ ga, dầu ăn và nấu cơm cho người bệnh nghèo nhằm giúp họ giảm gánh nặng chi phí.
img_1889.JPG
Bà Lê Thị Thu, 51 tuổi, quê Thanh Hóa được phát hiện bị ung thư vú đã 2 năm nay. Do khối u tái phát, cách đây hơn 1 tháng, bà phải mổ lần 2 và điều trị bằng hóa chất. Do bà không có BHYT nên chi phí điều trị rất cao. Mới đây, chỉ 3 ngày truyền hóa chất đã hết 27 triệu đồng. Trong khi, ở quê thu nhập của gia đình bà chỉ trông vài 4 sào ruộng.
img_1902.JPG
Chị Dương Thị Thúy, con dâu bà Lê Thị Thu, từ khi mẹ bị bệnh ung thư vú phải điều trị tại BV K TƯ, chị phải nghỉ mọi việc ở quê ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Mẹ con chị thuê căn phòng nhỏ ở cuối xóm, với giá 100.000 đồng/ngày đêm. Do sức khỏe mẹ yếu, đến giờ khám, chị phải dìu bà đi.
img_1870.JPG
Bệnh nhân Hờ A Da, 18 tuổi, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La, bị ung thư cơ, vừa xuống Hà Nội thuê phòng ở xóm trọ phường Kiến Hưng. Phòng của em rộng khoảng 5m2, nằm ở gầm cầu thang, có 2 chiếc giường đơn. A Da xuống điều trị một mình, bởi vợ chăm con nhỏ. A Da cưới vợ năm 16 tuổi, khi đang học lớp 9. Khi sinh con được 6 tháng tuổi thì phát hiện bị ung thư cơ và điều trị từ đó đến nay. Nhà có cặp trâu, gia đình cũng đã bán lấy tiền cho A Da điều trị.
bệnh nhân Vi Văn Bút, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Anh thường xuyên phải xuống đây thuê trọ để truyền hóa chất. Dù vậy, anh vẫn rất lạc quan
Bệnh nhân Vi Văn Bút, 35 tuổi, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Anh thường xuyên phải trọ lại để truyền hóa chất. Gia đình anh Bút thuộc hộ nghèo, rất khó khăn. Thu nhập của gia đình chỉ trông vào vài sào chè, trong khi chi phí sinh hoạt và tiền học của 2 con ngày càng tốn kém. Hơn 3 năm trước, anh phát hiện bị ung thư vòm họng. Gia đình đã vay mượn anh em, người thân, đến nay đã hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, căn nhà nhỏ của gia đình cũng đã thế chấp ngân hàng để cho anh chữa bệnh. Dù bệnh đã ở giai đoạn cuối nhưng anh rất lạc quan. Anh bảo: "Sống được ngày nào quý ngày ấy". Điều anh luôn canh cánh bên lòng, ấy là không biết sau này vợ con sẽ ra sao.
img_1838.JPG
 Có lẽ, vì chung mối đồng cảm nên các thành viên thuê trọ sống rất tình cảm. Họ thường chia sẻ cùng nhau chuyện gia đình, sức khỏe, đời thường. Thi thoảng, cả xóm lại cùng quây quần bên nhau thưởng thức món ốc luộc mà một thành viên trong xóm mua về. 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm