Những mẹo giúp mẹ xóa tan tâm lý hay dao động ở con

18/12/2017 - 12:27
Khi trẻ không ổn định tâm lý sẽ thấy bất an trước những thách thức, khó khăn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, việc học tập của trẻ. Cha mẹ cần thấu hiểu trẻ để giúp con khắc phục tâm lý do dự. Cha mẹ có thể ghi nhớ những gợi ý hữu ích dưới đây:
dao-dong1.jpg

1. Tạo môi trường hoạt động nhẹ nhàng, thoải mái

Trẻ nhỏ thiếu kinh nghiệm sống nên khi bắt tay vào thực hiện điều gì cũng băn khoăn, lo lắng là chuyện thường tình, cha mẹ đừng vì thế mà mắng mỏ, giận dữ.

Trẻ dao động thường là do bên ngoài có quá nhiều điều thú vị mà trẻ chưa biết nên chọn cái gì cho phù hợp với bản thân. Mặt khác, khi đối mặt với các hoạt động nói chung, việc học tập nói riêng, thường có nhiều khó khăn, trở ngại thách thức trẻ.

Nếu cha mẹ không kịp thời đồng hành chia sẻ trẻ sẽ thấy hẫng hụt, băn khoăn. Vì thế, để trẻ thật sự chuyên tâm vào công việc, một mặt cha mẹ phải kiểm soát sự ảnh hưởng của những điều mới lạ nhưng chưa phù hợp với trẻ, một mặt giúp trẻ điều chỉnh khả năng tập trung bằng những quy định cụ thể. Gia đình phải chủ động tạo không gian học tập yên tĩnh, ít bị quấy rầy, ít cám dỗ cho trẻ.

2. Khơi gợi lòng hiếu kỳ cho con

Đứa trẻ nào cũng tò mò thích khám phá thế giới xung quanh. Rất có thể vì lòng hiếu kỳ thích cái này, cái kia đã khiến trẻ dao động không biết nên làm gì là tốt nhất cho bản thân. Vì thế, trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ nên dẫn dắt lòng hiếu kỳ của con qua các giai đoạn. Từ giai đoạn khám phá thế giới, chiếm lĩnh cho đển chuyển hóa thành hiểu biết của mình.

Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy trẻ phấn khởi khám phá cái mới. Nếu không định hướng rõ ràng, sự hiếu kỳ sẽ khiến trẻ nôn nóng, dao động. Gia đình không nên để trẻ “tự bơi” với những hiếu kỳ của bản thân. Cần theo sát hướng chúng vào các hoạt động bổ ích như học tập, luyên tập thể thao, nội trợ…

Mỗi đứa trẻ là một nhà khoa học. Trẻ có say sưa theo đuổi mục tiêu hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục khéo léo của cha mẹ. Cùng trẻ đi sâu vào vấn đề trẻ quan tâm, tìm hiểu bản chất của sự việc. Khi thấu hiểu được điều mình đang thực hiện, trẻ sẽ hứng thú và quyết tâm hoàn thành tốt nhất.

dao-dong2.jpg 

3. Giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình

Khi các bậc cha mẹ thấy con có biểu hiện của sự chần chừ, dao động do cảm thấy lo lắng, bất an hãy bảo trẻ tạm thời dừng công việc mình đang làm. Thư giãn một lúc để lấy lại tinh thần như nghe nhạc, chơi một môn thể thao nhẹ nhàng, đi ra ngoài hít thở không khí trong lành…

Cần phải làm giảm áp lực để cảm xúc của trẻ dần dần được ổn định, cân bằng. Bởi có không ít trẻ dao động, chần chừ không dám thực hiện công việc là do chứng “hoang tưởng” của mản thân, trẻ quá lo lắng nên đã suy nghĩ rằng mình không thể làm được.

Một đứa trẻ hay dao động cũng dễ nổi cáu, nóng nảy và mất đi khả năng suy xét, nhìn nhận các vấn đề. Cha mẹ cần hết sức thấu hiểu và thông cảm. Một khi cảm xúc được ổn định, lấy lại được tinh thần tích cực, trẻ sẽ có thể tập trung để tiếp tục thực hiện công việc còn dang dở.

          Các phụ huynh có con hay bị dao động, do dự không được chê trách, quát tháo con. Điều này chỉ khiến con càng hoang mang, lo lắng và căng thẳng hơn. Để con khắc phục tâm lý dao động là một quá trình, vì tương lai của con, cha mẹ hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong suốt quá trình giáo dục trẻ.

* Tâm lý do dự, dao động luôn khiến trẻ căng thăng, phiền muộn. Sự việc càng lớn càng làm cho tâm trạng trẻ cảm thấy không yên ổn. Vì thế, khi đối mặt với khó khăn ngay lập tực nảy sinh tâm lý hoang mang, thậm chí là hoảng sợ. Khi mang tâm lý bất ổn để làm việc thì trẻ khó thể chuyên tâm để thực hiện, làm điều gì cũng bị phân tán tư tưởng.  



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm