Nơi "sống khỏe" nhờ những chiếc chổi đót

29/10/2022 14:43

Nhiều thế kỷ qua, hàng trăm hộ dân làng Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) "sống khỏe" nhờ làm nghề chổi đót. Mỗi ngày làng nghề này làm ra hàng nghìn chiếc chổi, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Clip: Người dân làng nghề Hà Ân làm chổi đót

Hà Ân là làng làm chổi đót nổi tiếng của Hà Tĩnh với gần 200 hộ dân theo nghề. Đi dọc các tuyến đường ở thôn Hà Ân, đâu đâu cũng thấy người dân ngồi quây quần bên nhau, tay thoăn thoắt bó những chùm chổi đót. Tay làm miệng nói, không khí rôm rả, ấm áp cả một vùng quê.

Theo những cao niên trong làng cho biết, làm chổi đót được xem như nghề truyền thống của địa phương, có tuổi đời khoảng 150 năm. Từ công việc này đã giúp người dân có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, nuôi các con ăn học thành tài.

Clip: Về làng đàn bà, con gái làm ra cái thứ cái thứ cả thiên hạ ai cũng dùng đến, cả làng ngồi ở nhà vẫn "sống khỏe" - Ảnh 2.

Hà Ân là làng làm chổi đót nổi tiếng của Hà Tĩnh với gần 200 hộ dân theo nghề.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây hoặc dây nhựa. Trước đây, cây đót có thể được đi lấy từ các vùng núi Hồng Lĩnh, Thạch Hà của tỉnh Hà Tĩnh nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ Lào hoặc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Clip: Về làng đàn bà, con gái làm ra cái thứ cái thứ cả thiên hạ ai cũng dùng đến, cả làng ngồi ở nhà vẫn "sống khỏe" - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ (60 tuổi) cho biết, công việc làm chổi đót không quá phức tạp, chỉ cần chăm chỉ, chịu khó. Nghề này từ người già đến trẻ nhỏ, những ai sinh ra từ làng đều biết làm chổi đót

Đầu tháng 12 đến tháng 2 âm lịch năm sau là vào vụ đót, thương lái chở về thôn Hà Ân nhập cho người dân. Mỗi hộ mua 9 đến 15 tấn đót cất trong kho dùng quanh năm. 1 kg đót khô giá hơn 30.000 đồng.

Clip: Về làng đàn bà, con gái làm ra cái thứ cái thứ cả thiên hạ ai cũng dùng đến, cả làng ngồi ở nhà vẫn "sống khỏe" - Ảnh 4.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây hoặc dây nhựa.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ (60 tuổi) cho biết: "Nghề làm chổi đót ở làng được cha truyền con nối, tôi bắt đầu theo nghề từ năm 10 tuổi đến nay đã gần 50 năm. Nghề này từ người già đến trẻ nhỏ, những ai sinh ra từ làng đều biết làm chổi đót".

Clip: Về làng đàn bà, con gái làm ra cái thứ cái thứ cả thiên hạ ai cũng dùng đến, cả làng ngồi ở nhà vẫn "sống khỏe" - Ảnh 5.

Hiện người dân tại đây đang làm 2 loại chổi là chổi cán nhựa và cán đót

Người dân làm nghề cho biết, bên cạnh làm nông nghiệp, chổi đót cũng được bà con làm quanh năm. Tuy là nghề phụ nhưng lại mang nguồn thu nhập chính cho các hộ dân nơi đây. Một người có tay nghề tốt, sẽ làm được khoảng 20 chiếc chổi/ngày, thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng.

Có thâm niên gần 60 năm làm nghề, ông Lê Tiến Nươm chia sẻ: "Nhờ công việc này mà vợ chồng tôi nuôi được các con ăn học đàng hoàng. Nay các con đã có công việc ổn định, có thể chu cấp cho vợ chồng tôi có cuộc sống thoải mái nhưng yêu nghề nên vẫn cứ làm. Mỗi tháng vợ chồng tôi làm được khoảng 300 cái chổi, sau khi trừ mọi chi phí thì thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Clip: Về làng đàn bà, con gái làm ra cái thứ cái thứ cả thiên hạ ai cũng dùng đến, cả làng ngồi ở nhà vẫn "sống khỏe" - Ảnh 6.

Để làm ra một cây chổi cần rất nhiều công đoạn, vì vậy những thành viên trong gia đình đều chia nhỏ phần công việc để cùng làm.

Làm chổi đót không đòi hỏi trình độ cao bởi vì chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công, những người cần cù, khéo léo, cẩn thận một chút là đã cho ra đời sản phẩm đạt chuẩn.

Để làm ra một cây chổi đót, công đoạn đầu tiên tiên là tước bông đót thành từng bó nhỏ, mỗi bó trừ lại một phần cuống dài để làm cuống chổi. Khi bó đót phải quấn đều và chặt tay, nếu lỏng thì sau này hoàn thành, cây chổi sẽ dễ bị lỏng và rời ra khi sử dụng. Hiện tại làng người dân đang sản xuất 2 loại chổi là chổi cán nhựa và chổi cán đót.

Với chổi cán nhựa, sau khi bó đót tạo hình rẻ quạt sẽ nhét phần cuống đót vào cán nhựa. Bỏ bó đót vào cán nhựa xong, người thợ dùng sợi thép để xâu "chân tít". Công đoạn này làm cho chổi xòe ra và cố định để tăng diện tích bề mặt khi quét.

Sau khi hoàn tất xâu "chân tít" thì sẽ dùng máy bắn đinh vít để cố định phần đầu của chổi và cán nhựa. Chổi cán đót cũng làm các công đoạn tương tự chổi cán nhựa. Điểm khác là ở phần "chân tít" được kết 2 vòng bằng dây mây.

Cán chổi dài khoảng 1 mét, được quấn chặt bằng dây mây hoặc dây thép ở phần cuối để các que đót không bị rời ra.

Bà Tô Thị Trâm cho biết: "Trung bình một ngày gia đình tôi làm được gần 100 chiếc, chủ yếu là cán nhựa. Ngoài ra, tôi làm một vài chổi cán đót cho một số khách hàng thân quen. Mỗi tháng doanh thu từ làm chổi 40-50 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí mua vật liệu lãi 12 triệu đồng".

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ, cho biết: "Nghề làm chổi đót là nghề phụ nhưng mang lại thu nhập chính cho bà con. Làm chổi đót từ người già đến trẻ nhỏ, không kể gái hay trai. Nghề làm chổi đót chủ yếu sản xuất thủ công theo hộ gia đình, không đòi hỏi trình độ cao, cần sự cần cù, khéo léo mới cho ra đời những cây chổi vừa bền, vừa đẹp. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con mở rộng quy mô bằng cách hỗ trợ vay vốn và định hướng quy hoạch bãi tập kết vật liệu giúp bà con làm nghề".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.