Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

28/05/2021 09:53
Ảnh minh họa: ST

Ảnh minh họa: ST

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị trao đổi và đóng góp ý kiến vào nội dung dự thảo Hướng dẫn đẩy mạnh Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2021-2026).



Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Hội đồng Tư vấn về tôn giáo ở Hà Nội. Hội nghị do UBTƯ MTTQ Việt Nam kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.


Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được những kết quả quan trọng, đồng bộ trên nhiều phương diện qua 5 năm triển khai thực hiện. 


Trong triển khai hiệu quả nội dung Chương trình phối hợp là sự đồng bộ giữa Mặt trận, ngành Tài nguyên và Môi trường, chính quyền, đoàn thể các cấp, các tổ chức và cá nhân tôn giáo. Cách thức triển khai Chương trình phối hợp có nhiều điểm sáng tạo, phù hợp với giáo lý, giáo luật của tôn giáo, đặc điểm tình hình địa phương.


Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần được khắc phục và hoàn thiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình phối hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.


Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Hòa thượng Thích Gia Quang đóng góp ý kiến

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu tôn giáo đã tham gia thảo luận, đánh giá kết quả, kinh nghiệm thực hiện Chương trình phối hợp và đề ra những giải pháp hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn đẩy mạnh Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2026.


Các ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị đều cho rằng việc ký kết Chương trình phối hợp trong giai đoạn mới là rất cần thiết nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong bảo vệ môi trường. Nhằm nâng cao toàn diện hơn nội dung chương trình phối hợp, cần bổ sung thêm hướng dẫn về các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường vào nội dung chương trình phối hợp cũng như những chế tài xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường và hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo có nhiều đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.


Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khẳng định, các tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của đa số chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.


Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị, dự thảo Hướng dẫn đẩy mạnh Chương trình phối hợp cần xây dựng và hoàn thiện những mục tiêu cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với kế hoạch và chiến lược bảo vệ môi trường, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng, hướng đến phát huy vai trò của các tôn giáo trong tham gia thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.


Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nhận Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận năm 2020


Nhân dịp này, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận năm 2020.

 

Nguồn: btgcp.gov.vn

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.