Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo

27/11/2021 11:38
Công an huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư. Ảnh minh họa: Trần Thái

Công an huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư. Ảnh minh họa: Trần Thái

Hiện nay, các hoạt động thông tin, truyền thông của các tổ chức tôn giáo đã và đang tích cực truyền tải các thông điệp về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu và hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan. Dù vậy, công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức tôn giáo hiện còn bộc lộ một số hạn chế.

Tại Hội thảo Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong công tác thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo, do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức mới đây, các đại biểu tham dự Hội thảo cho biết, hoạt động thông tin, truyền thông của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung, không chỉ phục vụ việc truyền bá giáo lý, tư tưởng của các tôn giáo mà còn lan tỏa các giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội. Các hoạt động thông tin, truyền thông của các tổ chức tôn giáo đã và đang tích cực truyền tải các thông điệp về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kêu gọi các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu và hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan và đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Mặc dù vậy, công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức tôn giáo hiện còn bộc lộ một số hạn chế như hàm lượng nội dung về tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn ít; hoạt động truyền thông chưa phản ánh đầy đủ, khách quan về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con tín đồ các tôn giáo… Bên cạnh đó, hạ tầng bảo mật thông tin của các tổ chức tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng.

Theo Hòa thượng, TS Thích Gia Quang, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hoạt động truyền thông của Phật giáo hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như facebook, youtube và hơn 15 kênh thông tin trực tuyến và truyền hình của Giáo hội, không chỉ đáp ứng nhu cầu tu học của tín đồ, phật tử, triển khai nhiều chương trình, hoạt động Phật sự của Giáo hội, mà còn góp phần lan tỏa giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội, vun bồi các giá trị văn hóa, đạo đức và giáo dục, hướng thiện cho thanh, thiếu niên.

Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo - Ảnh 1.

Hòa thượng, TS Thích Gia Quang thông tin về các hoạt động thông tin, truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Còn PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết, hiện nay Công giáo Việt Nam gắn rao giảng giáo lý với trách nhiệm công dân của tín đồ, trong đó trách nhiệm công dân được định hình là việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, giữ gìn nền tảng hạnh phúc gia đình, sống có trách nhiệm với tha nhân và cộng đồng, xã hội.

Theo nhà báo Chu Thanh Vân, Thông tấn Xã Việt Nam, hiện nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí còn thiếu kiến thức nền và hiểu biết về các tôn giáo, tổ chức tôn giáo; chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với chức sắc, tín đồ tôn giáo dẫn đến lúng túng trong xử lý thông tin, tuyên truyền về tôn giáo. Nhà báo Chu Thanh Vân cho biết, cần tăng cường hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và cơ quan thông tấn, báo chí thông qua các hoạt động gặp gỡ báo chí, họp báo định kỳ để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng, các ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo sẽ là căn cứ để Ban Tôn giáo Chính phủ tập hợp, đề xuất tham mưu các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò và sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong công tác thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần ổn định an ninh, chính trị, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.