Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý người bệnh. Bệnh sẽ khó điều trị hơn nếu được phát hiện ở giai đoạn quá muộn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường được đặc trưng bởi những dấu hiệu sau đây.
Cứng khớp là một trong những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đặc trưng nhất. Vị trí khớp bị co cứng bao gồm các khớp nhỏ tại ngón tay, cổ tay hoặc ngón chân. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, cơn cứng khớp có thể lan đến các vùng khớp lớn hơn. Người bệnh thường nhận thấy dấu hiệu viêm khớp dạng thấp này vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi bắt đầu vận động.
Thông thường, hiện tượng cứng khớp sẽ kéo dài từ 30 phút cho đến hơn 1 tiếng. Cơn cứng khớp chỉ thuyên giảm khi người bệnh thực hiện các động tác xoay khớp và xoa bóp.
Người bệnh nên cẩn trọng khi có các cơn đau khớp không phải do tổn thương hay tác động ngoại lực. Bởi đây là một dấu hiệu viêm khớp dạng thấp điển hình.
Cơn đau thường xuất phát tại các khớp nhỏ. Ở bàn tay, người bệnh sẽ có cảm giác mềm khi ấn vào khớp ở giữa và dưới gốc ngón tay. Còn ở bàn chân, người bệnh thường có cảm thấy đau tại các khớp ở gốc ngón chân. Do đó, cơn đau nhức tại đây khiến người bệnh phải đi bằng gót chân hoặc nhấc ngón chân lên khi di chuyển. Cường độ đau tăng dần, có lúc âm ỉ nhưng cũng có lúc bùng phát dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Tình trạng đau kèm theo sưng khớp là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường thấy. Nguyên nhân gây sưng khớp là do sự hình thành của các gai xương khớp hoặc do tụ dịch khớp.
Khớp sưng thường đi kèm với viêm và có màu đỏ hơn so với vùng da xung quanh. Bên trong vùng viêm có chứa dịch khớp, khi ấn vào người bệnh có cảm giác đau dữ dội. Chính hiện tượng viêm khiến cho các mạch máu giãn nở và cho phép máu lưu thông đến khu vực này, gây đỏ da.
Vị trí khớp viêm và sưng thường có tính chất đối xứng. Cụ thể, sưng viêm sẽ xảy ra ở 2 khớp đối xứng nhau như 2 đầu gối, 2 ngón tay cùng vị trí ở 2 bàn tay. Đây là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đặc trưng nhất. Nó được dùng để phân biệt với các căn bệnh khác có dấu hiệu tương tự như: viêm khớp, gout, thoái hóa khớp,…
Sự xuất hiện của các hạt dưới da cũng có thể là một dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. Các hạt này thường hình thành xung quanh các khu vực khớp bị tổn thương. Đồng thời, chúng cũng xuất hiện tại những điểm áp lực như khuỷu tay, mặt dưới cẳng tay, gân Achilles… Đặc điểm của các hạt này là khá cứng, có kích thước từ 5 đến 20 mm và không gây đau khi chạm vào.
Các triệu chứng toàn thân được coi là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đặc trưng. Triệu chứng toàn thân của viêm khớp dạng thấp có đôi chút khác biệt với những căn bệnh khác. Do đó hãy lưu ý nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng sau:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, sút cân và có triệu chứng giống căn bệnh cảm cúm. Các tình trạng này xảy ra thường xuyên và không thuyên giảm kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Mắt yếu, mỏi và thường bị khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng hay thậm chí là đỏ mắt.
- Nướu khô hoặc nhiễm trùng do bị kích ứng.
- Có cảm giác tức ngực, khó thở, nhịp thở ngắn hơn so với bình thường. Một số người bệnh có các triệu chứng giống với bệnh viêm phổi.
- Suy nhược cơ thể, thiếu máu, xét nghiệm cho thấy lượng tế bào hồng cầu giảm.
- Hiện tượng teo cơ tại vùng khớp bị tổn thương.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Đọc thêm một số bài về bệnh viêm khớp dạng thấp:
Tại sao người bị bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn nội tạng động vật?Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn